Khoa học lớp 5 trang 28 Cánh diều
Lời giải bài tập Khoa học lớp 5 trang 28 trong Bài 5: Năng lượng và năng lượng chất đốt Khoa học 5 Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh làm bài tập Khoa học lớp 5.
Giải Khoa học lớp 5 trang 28 Cánh diều
Câu hỏi hoặc thảo luận trang 28 SGK Khoa học lớp 5: Nêu ví dụ về việc sử dụng chất đốt có thể gây ô nhiễm môi trường.
Trả lời:
Việc sử dụng than, dầu, ga trong quá trình đun nấu, hay sản xuất … thải ra môi trường khí các – bô – nic, tro bụi và nhiều khí độc khác có thể gây ô nhiễm môi trường.
Thực hành, thí nghiệm trang 28 SGK Khoa học lớp 5: Thực hiện tiết kiệm chất đốt
Bước 1: Tìm hiểu những việc làm tiết kiệm chất đốt qua sách, báo, internet…
Ví dụ: Tắt bếp khi không sử dụng; điều chỉnh ngọn lửa phù hợp khi đun;…
Bước 2: Trao đổi thông tin trong nhóm và lựa chọn hình thức báo cáo.
Bước 3: Báo cáo kết quả.
Trả lời:
Những việc làm tiết kiệm chất đốt qua sách, báo, internet…
- Tắt bếp khi không sử dụng; điều chỉnh ngọn lửa phù hợp khi đun;…
- Không bật điện khi không sử dụng, hạn chế bật đèn vào ban ngày…
- Mỗi khi thay thế đồ gia dụng cụ, hãy chọn những sản phẩm tiết kiệm năng lượng.
- Tăng cường sử dụng thiết bị có sử dụng năng lượng mặt trời …
Luyện tập, vận dụng 1 trang 28 SGK Khoa học lớp 5: Ở gia đình và địa phương em sử dụng những biện pháp nào để giảm ô nhiễm môi trường khi sử dụng chất đốt?
Trả lời:
- Những biện pháp để giảm ô nhiễm môi trường khi sử dụng chất đốt ở gia đình và địa phương em là:
+ Tiết kiệm chất đốt.
+ Không thải chất đốt ra môi trường khi chưa qua xử lý.
+ Kiểm tra, bão dưỡng định kì bộ phận lọc khí thải …
Luyện tập, vận dụng 2 trang 28 SGK Khoa học lớp 5: Đánh giá việc thực hiện sử dụng chất đốt an toàn và tiết kiệm ở gia đình em.
Trả lời:
Gia đình em đã thực hiện tốt việc sử dụng chất đốt an toàn và tiết kiệm.
Luyện tập, vận dụng 3 trang 28 SGK Khoa học lớp 5: Em và gia đình cần làm gì để sử dụng chất đốt an toàn và tránh lãng phí?
Trả lời:
Những việc em và gia đình cần làm để sử dụng chất đốt an toàn và tránh lãng phí:
- Trang bị những dụng cụ phòng cháy chữa cháy tại gia đình.
- Thường xuyên kiểm tra bình chứa và ống dẫn xăng, dầu, gas tránh để rò rỉ.
- Không để các chất dễ cháy nổ như xăng, dầu, ga, giấy, củi gần lửa.
- Không cho trẻ em đến gần với những chất đốt.
- Tắt đèn khi không có nhu cầu sử dụng.
- Kiểm tra, bão dưỡng định kì bộ phận lọc khí thải ở các thiết bị …
Lời giải bài tập Khoa học lớp 5 Bài 5: Năng lượng và năng lượng chất đốt hay khác: