Khoa học lớp 5 Bài 4: Sự biến đổi của chất - Chân trời sáng tạo
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải bài tập Khoa học lớp 5 Bài 4: Sự biến đổi của chất sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập Khoa học lớp 5.
Giải Khoa học lớp 5 Bài 4: Sự biến đổi của chất - Chân trời sáng tạo
Câu hỏi mở đầu trang 19 Khoa học lớp 5: Vì sao cần bảo quản những que kem trong ngăn đá của tủ lạnh.
Trả lời:
Cần bảo quản những que kem trong ngăn đá của tủ lạnh. Vì ở nhiệt độ ngoài môi trường, kem sẽ bị tan chảy.
1. Một số đặc điểm của chất ở trạng thái rắn, lỏng, khí.
Câu hỏi khám phá trang 19 Khoa học lớp 5: Đọc thông tin, quan sát các hình từ 1 đến 6 và nêu một số đặc điểm của chất ở trạng thái rắn, lỏng, khí.
Trả lời:
- Hình 1, 2, 3: Chất ở trạng thái rắn có hình dạng và chiếm khoảng không gian xác định.
- Hình 4a, 4b, 4c: Chất ở trạng thái lỏng không có hình dạng xác định và chiếm khoảng không gian xác định.
- Hình 5, 6: Chất ở trạng thái khí không có hình dạng xác định, nó có thể lan ra theo mọi hướng và chiếm đầy không gian vật chất chứa nó.
Luyện tập, thực hành trang 20 Khoa học lớp 5: Trò chơi:“Ai nhanh – Ai đúng?”
Xếp mỗi ô chữ dưới đây vào nhóm chất tương ứng (Các chất đều ở điều kiện nhiệt độ phòng).
Trả lời:
CHẤT RẮN |
CHẤT LỎNG |
CHẤT KHÍ |
Cái đinh sắt Miếng gỗ Sỏi, đá |
Giọt nước Mật ong |
Hơi nước Ô-xi Ni-tơ |
Vận dụng trang 20 Khoa học lớp 5: Đố em: Vì sao người ta phải giữ chất khí trong bình kín?
Trả lời:
Vì chất khí có thể lan ra theo mọi hướng nên cần phải đựng trong bình kín.
2. Sự biến đổi trạng thái của chất
Câu hỏi khám phá trang 21 Khoa học lớp 5:
- Nước, sô-cô-la trong những hình dưới đây đang ở trạng thái nào?
- Kể một số ví dụ về sự biến đổi trạng thái của chất mà em quan sát được trong đời sống thường ngày.
- Theo em, để chất có thể thay đổi trạng thái cần có điều kiện gì?
Trả lời:
- Trạng thái của nước và sô – cô – la trong hình:
+ Hình 8a: Nước ở trạng thái rắn;
+ Hình 8b: Nước ở trạng thái lỏng;
+ Hình 8c: Nước ở trạng thái hơi.
+ Hình 9a: Sô-cô-la ở trạng thái rắn;
+ Hình 9b: Sô-cô-la ở trạng thái lỏng;
- Ví dụ về sự biến đổi trạng thái của chất mà em quan sát được trong đời sống thường ngày:
+ Đường ăn khi đun nóng nhẹ chuyển từ trạng thái rắn sang lỏng;
+ Mỡ lợn khi mới rán xong ở thể lỏng; để nguội sau đó cho vào ngăn mát tủ lạnh thì chuyển sang thể rắn.
- Theo em, để chất có thể thay đổi trạng thái cần có nhiệt độ.
Luyện tập, thực hành trang 21 Khoa học lớp 5: Tìm hiểu sự thay đổi của một số chất, viết hoặc vẽ vào vở theo gợi ý và chia sẻ với bạn.
Trả lời:
- Khi đun nóng, i-ôt chuyển từ trạng thái rắn sang hơi.
- Khi bị nung nóng ở nhiêt độ cao, các kim loại (sắt, vàng, bạc, đồng …) bị nóng chảy và chuyển từ trạng thái rắn sang lỏng, để nguội lại đông đặc thành trạng thái rắn.
3. Sự biến đổi hóa học.
Câu hỏi khám phá trang 22 Khoa học lớp 5:
Thí nghiệm 1: Chuẩn bị: Bao diêm, đĩa sứ. Thực hiện: - Đốt cháy que diêm. - Đặt que diêm vào đĩa (hình 11), Thảo luận: - Sau khi bị đốt cháy, que diêm đã biến đổi như thế nào? - Que diêm còn giữ được màu sắc ban đầu không? |
Thí nghiệm 2:
Chuẩn bị: Một thìa đường; ống nghiệm; giá treo, đèn cồn.
Thực hiện:
- Cho đường vào ống nghiệm.
- Đun nóng ống nghiệm có chứa đường trên ngọn lửa đèn cồn (hình 12a, 12b) cho đến khi đường chảy đen (hình 12c).
Thảo luận: - Mô tả hiện tượng xảy ra. - Dưới tác dụng của nhiệt, đường còn giữ được màu sắc, mùi, vị như ban đầu không? - Em rút ra được kết luận gì sau hai thí nghiệm trên? |
Chú ý: × Tuân thủ theo hướng dẫn của thầy, cô giáo. × Cẩn thận khi thực hiện để tránh bỏng tay và gây cháy nổ. |
Trả lời:
Thí nghiệm 1:
- Sau khi bị đốt cháy, que diêm chuyển thành than, dễ bị bóp vụn.
- Que diêm không còn màu sắc ban đầu mà chuyển thành màu đen.
Thí nghiệm 2:
- Hiện tượng: Đường chảy ra, chuyển thành trạng thái lỏng, hóa nâu rồi biến thành màu đen, có khói bay lên.
- Dưới tác dụng của nhiệt đường không còn giữ được màu sắc, mùi, vị như ban đầu: Đường chuyển từ màu trắng thành màu nâu rồi thành màu đen, có vị đắng, mùi khét.
- Em rút ra kết luận: Ở hai thí nghiệm trên, chất ban đầu đã chuyển thành chất khác, không còn giữ được màu sắc và mùi vị như ban đầu.
Luyện tập, thực hành trang 23 Khoa học lớp 5: Đố em: Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào có sự biến đổi hóa học? Vì sao em biết?
Trả lời:
Các trường hợp có sự biến đổi hóa học:
- Hình 13 vì thành phần ban đầu (trứng, bột mì) không ăn được luôn, nhưng sau khi chế biến thành bánh thì có thể ăn được, chứng tỏ có sự biến đổi hoá học.
- Hình 15 vì đinh sắt màu trắng xám bị chuyển thành gỉ sắt, giòn hơn, có màu nâu đỏ.
- Hình 18 vì củi bị cháy thành than màu đen (giống trường hợp que diêm).
Vận dụng trang 23 Khoa học lớp 5: Tìm các ví dụ có sự thay đổi trạng thái và sự biến đổi hóa học của chất mà em thường gặp. Chia sẻ với bạn.
Trả lời:
- Ví dụ có sự thay đổi trạng thái của chất: Khi đun nóng, bơ thực vật, mỡ động vật chuyển từ trạng thái rắn sang lỏng.
- Ví dụ có sự biến đổi hóa học của chất: Cơm để lâu bị ôi thiu; đốt cháy gas; lá cây bị mục, ….