Khoa học lớp 5 trang 12 Kết nối tri thức
Lời giải bài tập Khoa học lớp 5 trang 12 trong Bài 2: Ô nhiễm, xói mòn đất và bảo vệ môi trường đất Khoa học 5 Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh làm bài tập Khoa học lớp 5.
Giải Khoa học lớp 5 trang 12 Kết nối tri thức
Hoạt động khám phá 2 trang 12 SGK Khoa học lớp 5: Nêu tác hại của xói mòn đất đối với thực vật, động vật và con người.
Trả lời:
- Tình trạng đất bị sa mạc hóa dẫn đến đất khô cằn, mất dinh dưỡng dẫn tới đất không còn sử dụng được để trồng trọt.
- Xói mòn đất cũng gây ra hậu quả môi trường thiên nhiên bị tàn phá, hệ sinh thái bị thay đổi. Động vật không có nơi sinh sống.
- Xói mòn đất cũng gây ảnh hưởng tới chất lượng cây trồng. Xói mòn đất gây mất dinh dưỡng nên hiệu suất và năng suất cây trồng sẽ giảm, thậm chí dẫn tới tình trạng mất mùa. Từ đó, ảnh hưởng đến cuộc sống của con người.
Hoạt động khám phá 3 trang 12 SGK Khoa học lớp 5:
- Quan sát hình 5 và cho biết ý nghĩa của mỗi biện pháp phòng chống xói mòn đất.
- Kể thêm một số hoạt động phòng chống xói mòn đất.
Trả lời:
- Hình 5 cho biết ý nghĩa của mỗi biện pháp phòng chống xói mòn đất:
a. Trồng cây gây rừng, ngăn ngừa tình trạng lũ lụt, lũ quét, sạt lở đồi núi,…
b. Trồng thảm cỏ giúp giảm vận tốc nước chảy xuống đặc biệt là ở các khu vực đồi núi để giữ đất, cân bằng hệ sinh thái.
c. Xây bờ kè giúp giữ đất đặc biệt tại các khi vực dễ sạt lở đất, trữ nước để tưới tiêu.
- Một số hoạt động phòng chống xói mòn đất là:
+ Biến các triền đồi, sườn đồi thành ruộng bậc thang.
+ Trồng nhiều cây thân gỗ, cây rễ chùm chống sạt lở đất.
+ Hạn chế cày xới trên khu vực đất có độ dốc lớn.
+ Kiểm soát dòng chảy bằng kênh, ao hồ nhỏ.
+ Sử dụng lớp phủ hoặc sỏi đá chống xói mòn.
+ Tránh các hoạt động như nén chặt đất, tưới tiêu không hợp lý.
Hoạt động luyện tập, vận dụng trang 12 SGK Khoa học lớp 5: Vì sao trồng cây gây rừng là một trong những biện pháp hiệu quả nhất đề phòng tránh xói mòn đất?
Trả lời:
Trồng cây gây rừng là một trong những biện pháp hiệu quả nhất đề phòng tránh xói mòn đất vì:
- Rừng bảo vệ và cải tạo đất. Nhờ có tán lá xoè rộng như chiếc ô, nước mưa không xối thẳng xuống mặt đất, nắng không đốt cháy mặt đất, nên lớp đất trên mặt khó bị rửa trôi theo nước mưa. Rừng nuôi đất, bồi bổ cho đất.
- Ðất rừng hầu như tự bón phân, vì cành lá rơi rụng từ cây sẽ bị phân huỷ, tạo thành các chất dinh dưỡng, làm tăng độ màu mỡ của đất. Ðất phì nhiêu, tơi xốp sẽ thấm tốt, giữ nước tốt và hạn chế xói mòn.
- Rừng có tác dụng điều hoà dòng chảy trong sông ngòi và dưới đất. Nước mưa rơi xuống vùng có rừng bị giữ lại nhiều hơn trong tán cây và trong đất, do đó lượng dòng chảy do mưa trong mùa lũ giảm đi. Rừng cản không cho dòng chảy mặt chảy quá nhanh, làm cho lũ xuất hiện chậm hơn, giảm mức độ đột ngột và ác liệt của từng trận lũ. Nước thấm xuống đất rừng vừa là nguồn dự trữ nuôi cây và các sinh vật sống trong đất, vừa chảy rất chậm về nuôi các sông trong thời gian không mưa. Do đó, những vùng có nhiều rừng che phủ sẽ giảm bớt được thiên tai hạn hán và lũ lụt. Rừng càng nằm gần đầu nguồn sông, tác dụng điều hoà dòng chảy càng lớn hơn.
Lời giải bài tập Khoa học lớp 5 Bài 2: Ô nhiễm, xói mòn đất và bảo vệ môi trường đất hay khác: