Giải Khoa học tự nhiên 7 trang 102 Chân trời sáng tạo
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải KHTN 7 trang 102 trong Bài 21: Nam châm điện. Với lời giải được biên soạn chi tiết sẽ giúp học sinh biết cách làm bài tập KHTN 7.
Giải Khoa học tự nhiên 7 trang 102 Chân trời sáng tạo
Mở đầu trang 102 Bài 21 KHTN lớp 7: Một số cần cẩu dùng lực từ có thể nhấc được các vật nặng hàng chục tấn bằng sắt, thép lên cao. Có phải chúng hoạt động nhờ nam châm vĩnh cửu không?
Trả lời:
Một số cần cẩu dùng lực từ có thể nhấc được các vật nặng hàng chục tấn bằng sắt, thép lên cao. Chúng hoạt động nhờ nam châm điện.
Câu hỏi thảo luận 1 trang 102 KHTN lớp 7: Mô tả hiện tượng xảy ra giữa đinh vít và các kẹp giấy trong hai trường hợp có dòng điện và không có dòng điện đi qua cuộn dây.
Trả lời:
Hiện tượng xảy ra giữa đinh vít và các kẹp giấy trong hai trường hợp:
- Khi có dòng điện: đinh vít hút các kẹp giấy.
- Khi không có dòng điện: giữa đinh vít và kẹp giấy không xảy ra hiện tượng gì.
Câu hỏi thảo luận 2 trang 102 KHTN lớp 7: Nếu xem đinh vít trở thành nam châm khi có dòng điện đi qua cuộn dây, làm thế nào để xác định các cực của nam châm này (Hình 21.1)?
Trả lời:
Cách xác định:
Dùng một kim nam châm thử đã được xác định các cực. Đưa một cực của kim nam châm lại gần một đầu của chiếc đinh vít, nếu chúng hút nhau thì có thể xác định được cực đó của đinh vít khác cực với kim nam châm. Từ đó xác định được cực còn lại.
Ví dụ: đưa cực bắc (N) của kim nam châm lại gần đầu bên phải của đinh vít, nếu chúng hút nhau thì đầu bên phải của đinh vít là cực nam (S) và đầu còn lại của đinh vít là cực bắc (N). Ngược lại nếu chúng đẩy nhau thì cực của đinh vít là cực bắc (N), cực còn lại là cực nam (S).
Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 21: Nam châm điện Chân trời sáng tạo hay khác: