Giải Khoa học tự nhiên 7 trang 103 Chân trời sáng tạo
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải KHTN 7 trang 103 trong Bài 21: Nam châm điện. Với lời giải được biên soạn chi tiết sẽ giúp học sinh biết cách làm bài tập KHTN 7.
Giải Khoa học tự nhiên 7 trang 103 Chân trời sáng tạo
Câu hỏi thảo luận 3 trang 103 KHTN lớp 7: Vì sao khi ngắt dòng điện, đinh vít không còn hút kẹp giấy nữa?
Trả lời:
Khi ngắt dòng điện, đinh vít không còn hút các kẹp giấy vì nó đã mất đi từ tính, không có khả năng hút được các vật làm từ sắt, thép,... nữa.
Câu hỏi thảo luận 4 trang 103 KHTN lớp 7: Quan sát Hình 21.2, ta có thể kết luận gì về lực từ và từ trường của nam châm điện khi sử dụng hai viên pin thay vì một viên pin?
Trả lời:
Khi sử dụng hai viên pin thay cho một viên pin, độ lớn dòng điện tăng làm lực từ và từ trường của nam châm điện càng mạnh, chúng sẽ hút được càng nhiều chiếc kẹp giấy.
Luyện tập trang 103 KHTN lớp 7: Giải thích vì sao chiếc cần cẩu đã nêu ở đầu bài học có thể tạo ra lực từ mạnh.
Trả lời:
Chiếc cần cẩu sử dụng nam châm điện, có thể tạo ra lực mạnh vì nó được cung cấp một dòng điện lớn làm tăng từ tính của nam châm, đủ để nhấc các vật nặng hàng chục tấn bằng sắt, thép lên cao.
Câu hỏi thảo luận 5 trang 103 KHTN lớp 7: Hãy mô tả chiều của dòng điện trong Hình 21.3.
Trả lời:
Chiều của dòng điện trong Hình 21.3: Khi bật công tắc, trong mạch xuất hiện dòng điện đi từ cực dương của pin, qua cuộn dây và đi vào cực âm của pin theo chiều ngược chiều kim đồng hồ.
Câu hỏi thảo luận 6 trang 103 KHTN lớp 7: Đặt một kim nam châm bên cạnh đầu đinh vít. Quan sát và nhận xét chiều của kim nam châm trước và sau khi đổi chiều dòng điện.
Trả lời:
Giả sử đặt kim nam châm cạnh cực Nam của nam châm điện:
- Trước khi đổi chiều: chiều của kim nam châm là chiều Bắc - Nam.
- Sau khi đổi chiều: chiều của kim nam châm là chiều Nam - Bắc.
Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 21: Nam châm điện Chân trời sáng tạo hay khác: