X

Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo

Giải Khoa học tự nhiên 7 trang 145 Chân trời sáng tạo


Với lời giải KHTN 7 trang 145 trong Bài 32: Cảm ứng ở sinh vật Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập KHTN lớp 7 trang 145.

Giải Khoa học tự nhiên 7 trang 145 Chân trời sáng tạo

Mở đầu trang 145 Bài 32 Khoa học tự nhiên 7: Trong hình bên, rễ của cây hướng dương hướng về nguồn nước, còn hoa của nó luôn hướng về phía Mặt Trời. Hãy giải thích hiện tượng đó.

Trong hình bên, rễ của cây hướng dương hướng về nguồn nước, còn hoa của nó luôn hướng về phía Mặt Trời

Trả lời:

Rễ của cây hướng dương hướng về nguồn nước, còn hoa của nó luôn hướng về phía Mặt Trời là những hiện tượng do tính cảm ứng của thực vật: Rễ cây có tính hướng nước nên có xu hướng vươn về phía nguồn nước giúp cây hấp thu được nước. Hoa hướng dương có tính hướng sáng nên có xu hướng vươn về phía nguồn sáng (Mặt Trời) giúp hấp thu được năng lượng Mặt Trời.

Câu hỏi thảo luận 1 trang 145 Khoa học tự nhiên 7: Phản ứng nào của lá cây xấu hổ và giun đất chứng tỏ chúng cảm nhận được các tác động của môi trường? Phản ứng đó có ý nghĩa gì đối với sinh vật?

Phản ứng nào của lá cây xấu hổ và giun đất chứng tỏ chúng cảm nhận

Trả lời:

- Phản ứng của lá cây xấu hổ và giun đất chứng tỏ chúng cảm nhận được các tác động của môi trường:

+ Khi chạm tay vào lá cây xấu hổ, lá cây có hiện tượng khép lại.

+ Khi dùng đũa tác động cơ học vào một vị trí nào đó trên cơ thể, toàn thân giun đất co lại.

- Ý nghĩa của các phản ứng trên đối với sinh vật: Các phản ứng của lá cây xấu hổ và giun đất giúp chúng tự vệ tránh xa các tác nhân kích thích từ môi trường, đảm bảo sự tồn tại và phát triển.

Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 32: Cảm ứng ở sinh vật Chân trời sáng tạo hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: