Giải Khoa học tự nhiên 7 trang 149 Chân trời sáng tạo
Với lời giải KHTN 7 trang 149 trong Bài 32: Cảm ứng ở sinh vật Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập KHTN lớp 7 trang 149.
Giải Khoa học tự nhiên 7 trang 149 Chân trời sáng tạo
Câu hỏi thảo luận 7 trang 149 Khoa học tự nhiên 7: Hãy liệt kê một số ví dụ ứng dụng cảm ứng trong trồng trọt. Giải thích cơ sở của việc ứng dụng đó?
Trả lời:
- Một số ví dụ ứng dụng cảm ứng trong trồng trọt:
+ Ứng dụng tính hướng sáng để tạo hình cây bon sai,…
+ Ứng dụng tính hướng nước để trồng rau thủy canh, cây gần bờ ao, mương nước,…
+ Ứng dụng hướng tiếp xúc để làm giàn cho các cây leo như bầu, bí, dưa, mướp,…
- Cơ sở của các ứng dụng trên là tính hướng sáng, hướng nước, hướng tiếp xúc, hướng hóa,… của cây.
Vận dụng trang 149 Khoa học tự nhiên 7: Hãy tìm hiểu và mô tả hiện tượng bắt mồi ở cây gọng vó. Đây có phải là hiện tượng cảm ứng của thực vật không?
Trả lời:
-Mô tả hiện tượng bắt mồi ở cây gọng vó: Lá của gọng vó có rất nhiều lông tuyến, ở đầu những lông tuyến này có một chất lỏng dính trông giống như giọt nước giúp thu hút các loài côn trùng. Khi côn trùng tiếp xúc, các lông tuyến của cây gọng vó phản ứng lại bằng cách uốn cong cuộn lại giữ chặt rồi tiêu hoá con mồi.
-Hiện tượng bắt mồi của cây gọng vó là hiện tượng cảm ứng của thực vật vì đó là phản ứng của cây đối với kích thích từ môi trường.
Bài 1 trang 149 Khoa học tự nhiên 7: Sử dụng các từ gợi ý: phản ứng, bên trong, cơ thể để hoàn thành đoạn thông tin về cảm ứng:
Cảm ứng là khả năng tiếp nhận và …(1)… lại các kích thích từ môi trường …(2)… và môi trường bên ngoài của …(3)… sinh vật.
Trả lời:
(1) phản ứng, (2) bên trong, (3) cơ thể.
Cảm ứng là khả năng tiếp nhận và phản ứng lại các kích thích từ môi trường bên trong và môi trường bên ngoài của cơ thể sinh vật.
Bài 2 trang 149 Khoa học tự nhiên 7: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về đặc điểm cảm ứng ở thực vật?
A. Xảy ra nhanh, dễ nhận thấy.
B. Xảy ra chậm, khó nhận thấy.
C. Xảy ra nhanh, khó nhận thấy.
D. Xảy ra chậm, dễ nhận thấy.
Trả lời:
Đáp án đúng là:B.
Ở thực vật, cảm ứng là khả năng tiếp nhận và phản ứng lại các kích thích từ môi trường của cơ thể thông qua vận động của các cơ quan và thường diễn ra chậm, khó nhận thấy.
Bài 3 trang 149 Khoa học tự nhiên 7: Hai bạn lớp 6A tranh luận về hiện tượng khép lá ở cây xấu hổ (cây trinh nữ) khi có tác động cơ học từ môi trường và hiện tượng khép lá ở cây me vào ban đêm. Bạn thứ nhất cho rằng hiện tượng khép lá ở hai loài cây này là giống nhau, bạn thứ hai lại cho rằng hiện tượng khép lá ở hai loài cây có bản chất khác nhau. Hãy làm trọng tài cho hai bạn bằng cách chỉ ra tác nhân kích thích, thời gian biểu hiện, ý nghĩa của hai hiện tượng ở hai loài cây trên.
Trả lời:
Mặc dù đều là biểu hiện khép lá nhưng hai hiện tượng này không giống nhau về tác nhân kích thích, thời gian biểu hiện và ý nghĩa:
Đặc điểm so sánh |
Hiện tượng khép lá ở cây xấu hổ khi có tác động cơ học từ môi trường |
Hiện tượng khép lá ở cây me vào ban đêm |
Tác nhân kích thích |
Tiếp xúc cơ học. |
Nhiệt độ, ánh sáng. |
Thời gian biểu hiện |
Nhanh, tức thì và không có tính chu kì. |
Chậm, khó xác định cụ thể thời điểm khép lá, có tính chu kì ngày đêm. |
Ý nghĩa |
Tránh tác động cơ học gây tổn thương cho cây. |
Hạn chế sự thoát hơi nước vào ban đêm. |
Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 32: Cảm ứng ở sinh vật Chân trời sáng tạo hay khác: