Giải Khoa học tự nhiên 9 trang 84 Cánh diều
Với lời giải KHTN 9 trang 84 trong Bài 16: Dãy hoạt động hoá học môn Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập KHTN 9 trang 84.
Giải KHTN 9 trang 84 Cánh diều
Luyện tập 1 trang 84 KHTN 9: Các phản ứng dưới đây có xảy ra không? Nếu có hãy hoàn thành phương trình hoá học của phản ứng đó.
a) Fe + HCl →
b) Cu + HCl →
Trả lời:
Chỉ có phản ứng (a) xảy ra.
Phương trình hoá học:
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
Thực hành trang 84 KHTN 9: Thí nghiệm 2
Chuẩn bị:
- Dụng cụ: 3 ống nghiệm đã được dán nhãn là tên của mỗi kim loại sẽ cho vào, giá để ống nghiệm, ống hút nhỏ giọt.
- Hoá chất: dung dịch HCl 1M, mảnh magnesium, đinh sắt, phoi đồng.
Tiến hành thí nghiệm và thảo luận:
- Đặt 3 ống nghiệm trên giá ống nghiệm, cho vào mỗi ống nghiệm khoảng 3 mL dung dịch HCl.
- Cho từng kim loại Mg, Fe, Cu vào mỗi ống nghiệm đã dán nhãn tương ứng.
- Quan sát thí nghiệm, mô tả hiện tượng xảy ra trong các thí nghiệm (nếu có). Giải thích sự tạo thành bọt khí và viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra.
- Chỉ ra kim loại hoạt động hoá học kém hơn hydrogen (H).
- Dựa vào tốc độ sủi bọt khí trong các ống nghiệm, sắp xếp các kim loại trên và hydrogen theo chiều giảm dần mức độ hoạt động hoá học.
Trả lời:
Hiện tượng:
+ Ống nghiệm chứa kim loại Cu không có hiện tượng gì xuất hiện.
+ Ống nghiệm chứa kim loại Mg có phản ứng xảy ra mạnh, mẩu Mg tan dần, khí thoát ra mạnh.
+ Ống nghiệm chứa kim loại Fe có phản ứng xảy ra nhưng êm dịu hơn so với Mg, có khí thoát ra.
- Khí thoát ra là H2. Các phương trình hoá học minh hoạ:
Cu + HCl → không phản ứng
Mg + 2HCl → MgCl2 + H2
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
- Kim loại hoạt động hoá học kém hơn hydrogen (H) là Cu.
- Sắp xếp các kim loại và hydrogen theo chiều giảm dần mức độ hoạt động hoá học là:
Mg, Fe, H, Cu.
Luyện tập 2 trang 84 KHTN 9: Mức độ phản ứng của kim loại với dung dịch H2SO4 loãng tương tự như với dung dịch HCl.
a) Trong hai kim loại Mg và Cu, kim loại nào phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng?
b) Viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra.
Trả lời:
a) Trong hai kim loại Mg và Cu, chỉ có kim loại Mg phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng.
b) Phương trình hoá học:
Mg + H2SO4 loãng → MgSO4 + H2
Câu hỏi 1 trang 84 KHTN 9: Kim loại magnesium có phản ứng được với dung dịch muối copper (II) nitrate không? Giải thích.
Trả lời:
Kim loại magnesium có phản ứng được với dung dịch muối copper(II) nitrate. Do magnesium (Mg) hoạt động hoá học mạnh hơn đồng (copper, Cu) nên đẩy được Cu ra khỏi muối.
Mg + Cu(NO3)2 → Mg(NO3)2 + Cu
Thực hành trang 84 KHTN 9: Thí nghiệm 3
Chuẩn bị:
- Dụng cụ: 2 cốc thuỷ tinh (loại 250 mL) có dán nhãn là tên kim loại sẽ cho vào, ống đong, ống hút nhỏ giọt.
- Hoá chất: nước cất, mảnh magnesium, mẩu natri nhỏ (khoảng hạt đậu xanh), dung dịch phenolphthalein.
Tiến hành thí nghiệm và thảo luận:
- Cho khoảng 40 – 50 mL nước cất và 2 giọt dung dịch phenolphthalein vào mỗi cốc thuỷ tinh.
- Cho từng kim loại Na, Mg vào cốc thuỷ tinh đã dán nhãn tương ứng.
- Quan sát thí nghiệm, mô tả và giải thích hiện tượng xảy ra trong mỗi cốc. Viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra.
- So sánh mức độ hoạt động hoá học giữa natri và magnesium.
Trả lời:
Hiện tượng:
+ Viên Na phản ứng mãnh liệt với nước, giải phóng khí, dung dịch sau phản ứng có màu hồng.
+ Phản ứng xảy ra rất chậm, thấy có màu hồng trên bề mặt mẩu Mg.
Phương trình hoá học:
2Na + 2H2O → 2NaOH + H2
Mg + 2H2O → Mg(OH)2 + H2
Mức độ hoạt động hoá học của natri mạnh hơn magnesium.
Câu hỏi 2 trang 84 KHTN 9: Calcium phản ứng với nước, vàng không phản ứng với nước. Vậy kim loại nào có mức độ hoạt động hoá học mạnh hơn?
Trả lời:
Calcium phản ứng với nước, vàng không phản ứng với nước. Vậy kim loại calcium hoạt động mạnh hơn kim loại vàng.
Lời giải KHTN 9 Bài 16: Dãy hoạt động hoá học hay khác: