X

Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều

Giải Khoa học tự nhiên 9 trang 85 Cánh diều


Với lời giải KHTN 9 trang 85 trong Bài 16: Dãy hoạt động hoá học môn Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập KHTN 9 trang 85.

Giải KHTN 9 trang 85 Cánh diều

Luyện tập 3 trang 85 KHTN 9: Từ các thí nghiệm 1, 2 và 3, hãy sắp xếp các kim loại Mg, Fe, Cu, Ag, Na thành dãy theo chiều giảm dần mức độ hoạt động hoá học.

Trả lời:

Thí nghiệm 1 cho thấy: Cu hoạt động hoá học mạnh hơn Ag.

Thí nghiệm 2 cho thấy mức độ hoạt động của các kim loại giảm dần theo thứ tự: Mg, Fe, Cu.

Thí nghiệm 3 cho thấy: Na hoạt động hoá học mạnh hơn Mg.

Vậy sắp xếp các kim loại theo chiều giảm dần mức độ hoạt động hoá học là: Na, Mg, Fe, Cu, Ag.

Luyện tập 4 trang 85 KHTN 9: Dựa vào dãy hoạt động hoá học, hoàn thành các phương trình hoá học của phản ứng xảy ra giữa các cặp chất dưới đây (nếu có):

a) Zn và dung dịch HCl.

b) Zn và dung dịch MgSO4.

c) Zn và dung dịch CuSO4.

d) Zn và dung dịch FeCl2.

Trả lời:

a) Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2;

b) Zn + MgSO4 → không phản ứng;

c) Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu;

d) Zn + FeCl2 → ZnCl2 + Fe.

Vận dụng trang 85 KHTN 9: Tìm hiểu và giải thích về cách bảo quản kim loại kali (potassium, K).

Tìm hiểu và giải thích về cách bảo quản kim loại kali potassium, K

Trả lời:

Kim loại kali (potassium, K) là kim loại hoạt động hoá học mạnh. Ở ngay điều kiện thường, kali có thể phản ứng với các tác nhân có trong không khí như O2, CO2, hơi nước … do đó, để bảo quản kim loại kali, người ta thường ngâm chìm nó trong dầu hoả.

Lời giải KHTN 9 Bài 16: Dãy hoạt động hoá học hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều hay, chi tiết khác: