X

Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo

Giải Khoa học tự nhiên 9 trang 31 Chân trời sáng tạo


Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải KHTN 9 trang 31 trong Bài 7: Thấu kính. Kính lúp môn Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập KHTN 9 trang 31.

Giải KHTN 9 trang 31 Chân trời sáng tạo

Câu hỏi thảo luận 2 trang 31 KHTN 9: Xác định độ lớn tiêu cự của thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì đã dùng trong Thí nghiệm 1 và 2.

Trả lời:

- Bước 1: Xác định quang tâm O là giao điểm của trục chính và bề mặt thấu kính.

- Bước 2: Xác định điểm giao giữa các tia ló trong thí nghiệm 1 và điểm giao bởi các đường kéo dài của tia ló trong thí nghiệm 2 là tiêu điểm chính F.

- Bước 3: Ta được, tiêu cự của thấu kính là độ dài OF = f.

Câu hỏi thảo luận 3 trang 31 KHTN 9: Dựa vào Hình 7.10, hãy giải thích vì sao các tia sáng truyền qua thấu kính có thể tạo nên chùm tia sáng hội tụ hoặc phân kì?

Dựa vào Hình 7.10, hãy giải thích vì sao các tia sáng truyền qua thấu kính

Trả lời:

- Giải thích sự truyền ánh sáng qua thấu kính hội tụ: Thấu kính được tạo thành bởi các lăng kính nhỏ ghép liền nhau, ở giữa là một khối trong suốt có hai mặt song song. Các lăng kính có đáy hướng về trục chính. Do các tia sáng qua lăng kính bị lệch về đáy, còn tia sáng chính giữa vuông góc với hai mặt của khối trong suốt nên truyền thẳng. Vì vậy, chùm sáng song song qua thấu kính hội tụ trở thành chùm sáng hội tụ.

- Giải thích sự truyền ánh sáng qua thấu kính phân kì: Thấu kính được tạo thành bởi các lăng kính nhỏ ghép liền nhau, ở giữa là một khối trong suốt có hai mặt song song. Các lăng kính có đáy hướng ra xa trục chính. Do các tia sáng qua lăng kính bị lệch về đáy, còn tia sáng chính giữa vuông góc với hai mặt của khối trong suốt nên truyền thẳng. Vì vậy, chùm sáng song song qua thấu kính phân kì trở thành chùm sáng phân kì.

Lời giải bài tập KHTN 9 Bài 7: Thấu kính. Kính lúp hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: