X

Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo

Giải Khoa học tự nhiên 9 trang 33 Chân trời sáng tạo


Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải KHTN 9 trang 33 trong Bài 7: Thấu kính. Kính lúp môn Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập KHTN 9 trang 33.

Giải KHTN 9 trang 33 Chân trời sáng tạo

Câu hỏi thảo luận 5 trang 33 KHTN 9: Nêu nhận xét về ảnh quan sát được ở bước 3 và 4 của thí nghiệm đối với thấu kính phân kì.

Trả lời:

- Ảnh quan sát được ở bước 3: Ta thu được ảnh ảo nên cần phải đặt mắt sau thấu kính để quan sát ảnh của vật.

- Ảnh quan sát được ở bước 4, tiếp tục thay đổi khoảng cách giữa vật và thấu kính, ta thu được đặc điểm ảnh của vật như sau:

+ Nếu khoảng cách từ vật tới thấu kính nhỏ dần và nhỏ hơn tiêu cự của thấu kính thì vật càng lại gần thấu kính, ảnh càng lớn nhưng vẫn nhỏ hơn vật, cùng phía thấu kính với vật và cùng chiều vật.

+ Nếu khoảng cách từ vật tới thấu kính lớn dần và lớn hơn tiêu cự của thấu kính thì ảnh của vật càng xa thấu kính, ảnh càng nhỏ hơn và nhỏ hơn vật, cùng phía thấu kính với vật và cùng chiều vật.

Nêu nhận xét về ảnh quan sát được ở bước 3 và 4 của thí nghiệm

Luyện tập trang 33 KHTN 9: Một vật AB cao 3 cm đặt trước thấu kính hội tụ có tiêu cự 4 cm, cho ảnh thật A’B’ cao 6 cm và cách thấu kính 12 cm. Vẽ sơ đồ tỉ lệ tạo ảnh, từ đó xác định khoảng cách từ vật đến thấu kính.

Trả lời:

Một vật AB cao 3 cm đặt trước thấu kính hội tụ có tiêu cự 4 cm, cho ảnh thật A’B’ cao 6 cm

Coi 1 ô tương ứng với 1 cm.

Từ sơ đồ tỉ lệ tạo ảnh ta xác định được khoảng cách từ vật đến thấu kính là 6 ô tương ứng với 6 cm.

Lời giải bài tập KHTN 9 Bài 7: Thấu kính. Kính lúp hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: