X

Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức

Giải Khoa học tự nhiên 9 trang 87 Kết nối tri thức


Với lời giải KHTN 9 trang 87 trong Bài 18: Tính chất chung của kim loại môn Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập KHTN 9 trang 87.

Giải KHTN 9 trang 87 Kết nối tri thức

Mở đầu trang 87 Bài 18 KHTN 9: Thép, thành phần chính là sắt (iron), được dùng làm khung chịu lực của các công trình xây dựng; đồng (copper) dùng làm dây dẫn điện; vàng (gold) dùng làm đồ trang sức; … Các ứng dụng đó dựa trên những tính chất nào của kim loại?

Trả lời:

Những ứng dụng của kim loại sắt (iron), đồng (copper), vàng (gold)… dựa trên các tính chất vật lí của kim loại (như: tính dẻo; tính dẫn điện, dẫn nhiệt; tính ánh kim) và tính chất hoá học của kim loại.

Ví dụ:

- Kim loại đồng dẫn điện tốt, bền nên được dùng làm dây dẫn điện.

- Kim loại vàng có ánh kim đẹp, bền với môi trường (không bị oxi hoá bởi oxygen, hơi nước … có trong không khí) nên được dùng làm đồ trang sức.

- Thép cứng và bền nên được dùng làm khung chịu lực của các công trình xây dựng.

Hoạt động trang 87 KHTN 9: Trả lời các câu hỏi sau:

1. Khi uốn các thanh thuỷ tinh, gỗ, nhôm (aluminium), thép (thành phần chính là sắt), thanh nào có thể bị uốn cong mà không gãy?

2. Khi dùng búa đập vào các vật thể bằng đồng, gỗ, vàng, nhôm, cao su, sứ, vật thể nào bị biến dạng (vỡ vụn, dát mỏng,...)

3. Khi nhúng thìa nhôm vào cốc nước sôi, tay cầm cán thìa sẽ thấy nóng. Hiện tượng này chứng tỏ tính chất gì của nhôm?

4. Dựa vào các số liệu trong Bảng 11.3 (trang 57), hãy giải thích vì sao dây dẫn điện thường làm bằng đồng và nhôm mà không làm bằng sắt.

Trả lời các câu hỏi sau: Khi uốn các thanh thuỷ tinh, gỗ, nhôm (aluminium)

5. Quan sát bề mặt viên gạch, mảnh nhôm, mảnh đồng, bề mặt nào có vẻ sáng lấp lánh (ánh kim)?

Trả lời:

1. Các thanh nhôm (aluminium), thép (thành phần chính là sắt) có thể uốn cong mà không bị gãy.

2. Các vật thể bằng đồng, vàng, nhôm, sứ có thể bị biến dạng, trong đó:

+ Vật liệu bằng đồng, vàng, nhôm bị dát mỏng.

+ Vật liệu bằng sứ bị vỡ vụn.

3. Khi nhúng thìa nhôm vào cốc nước sôi, tay cầm cán thìa sẽ thấy nóng. Hiện tượng này chứng tỏ tính dẫn nhiệt của nhôm.

4. Điện trở suất của đồng và nhôm nhỏ hơn nhiều so với sắt do đó dây dẫn điện thường làm bằng đồng và nhôm mà không làm bằng sắt.

5. Bề mặt mảnh nhôm, mảnh đồng có vẻ sáng lấp lánh (ánh kim).

Lời giải KHTN 9 Bài 18: Tính chất chung của kim loại hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: