X

Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức

Giải Khoa học tự nhiên 9 trang 89 Kết nối tri thức


Với lời giải KHTN 9 trang 89 trong Bài 18: Tính chất chung của kim loại môn Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập KHTN 9 trang 89.

Giải KHTN 9 trang 89 Kết nối tri thức

Câu hỏi 1 trang 89 KHTN 9: Viết phương trình hoá học của phản ứng giữa kẽm (zinc), đồng với khí oxygen.

Trả lời:

Phương trình hoá học:

Viết phương trình hoá học của phản ứng giữa kẽm (zinc), đồng với khí oxygen

Câu hỏi 2 trang 89 KHTN 9: Tại sao đồ vật bằng kim loại như sắt, nhôm, kẽm, đồng,… để lâu trong không khí bị mất ánh kim, còn đồ trang sức bằng vàng để lâu trong không khí vẫn sáng đẹp?

Trả lời:

Do sắt, nhôm, kẽm, đồng … có thể phản ứng với oxygen có trong không khí tạo thành lớp oxide làm mất đi vẻ sáng (ánh kim) của kim loại.

Còn vàng không phản ứng với oxygen (hay hơi nước, CO2 …) có trong không khí nên đồ trang sức bằng vàng để lâu trong không khí vẫn sáng đẹp.

Hoạt động trang 89 KHTN 9: Nghiên cứu phản ứng của một số kim loại với chlorine

- Thí nghiệm natri (sodium) tác dụng với chlorine được thực hiện như sau:

Đun nóng chảy một mẩu natri rồi cho nhanh vào bình khí chlorine (màu vàng lục), natri cháy trong khí chlorine tạo thành tinh thể muối ăn có màu trắng (Hình 18.3).

Nghiên cứu phản ứng của một số kim loại với chlorine

- Thí nghiệm sắt tác dụng với khí chlorine được thực hiện như sau:

Đốt đầu của dây sắt (đã được uốn thành hình lò xo) bằng đèn cồn đến nóng đỏ rồi đưa nhanh vào bình khí chlorine, sắt cháy trong khí chlorine tạo thành muối iron(III) chloride có màu nâu đỏ (Hình 18.4).

Nghiên cứu phản ứng của một số kim loại với chlorine

Thực hiện yêu cầu sau:

Viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra ở trên.

Trả lời:

- Natri (sodium) tác dụng với chlorine:

2Na + Cl2 to 2NaCl

- Sắt tác dụng với khí chlorine:

2Fe + 3Cl2 to2FeCl3

Lời giải KHTN 9 Bài 18: Tính chất chung của kim loại hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: