Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 10 Kết nối tri thức Bài 13: Thực hiện pháp luật
Haylamdo sưu tầm và biên soạn lý thuyết Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 10 Bài 13: Thực hiện pháp luật sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KTPL 10.
Lý thuyết KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 13: Thực hiện pháp luật
1. Khái niệm thực hiện pháp luật
- Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích, làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống và trở thành hành vi hợp pháp của cá nhân, tổ chức.
Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
2. Các hình thức thực hiện pháp luật
a) Tuân thủ pháp luật
- Tuân thủ pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật (tổ chức, cá nhân) kiềm chế không thực hiện các hành vi pháp luật cấm.
b) Thi hành pháp luật
- Thi hành pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó việc các chủ thể pháp luật (tổ chức, cá nhân) chủ động thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ mà pháp luật quy định phải làm (bắt buộc phải làm).
Thực hiện đóng thuế khi tham gia kinh doanh
c) Sử dụng pháp luật
- Sử dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó việc các chủ thể (tổ chức, cá nhân) thực hiện các quyền và tự do pháp lí của mình theo quy định của pháp luật (làm những việc pháp luật cho phép làm).
d) Áp dụng pháp luật
- Áp dụng pháp luật là việc các cơ quan. Cán bộ. công chức nhà nước có thẩm quyền hoặc cá nhân, tổ chức được Nhà nước trao quyền, căn cứ vào pháp luật để ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt việc thực hiện quyền, nghĩa vụ cụ thể của cá nhân, tổ chức.
- Đặc điểm:
+ Áp dụng pháp luật mang tính quyền lực Nhà nước.
+ Áp dụng pháp luật được tiến hành theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.
+ Áp dụng pháp luật theo nguyên tắc cá biệt hóa các quy phạm pháp luật đối với từng trường hợp cụ thể.
Áp dụng pháp luật khi xét xử