Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo Bài 2: Cung - cầu trong nền kinh tế thị trường
Haylamdo biên soạn và sưu tầm với tóm tắt lý thuyết Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Bài 2: Cung - cầu trong nền kinh tế thị trường sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm KTPL 11 để học tốt môn Giáo dục KTPL 11.
Lý thuyết KTPL 11 Chân trời sáng tạo Bài 2: Cung - cầu trong nền kinh tế thị trường
1. Khái niệm cung và các nhân tố ảnh hưởng đến cung
- Khái niệm: Cung là số lượng hàng hoá, dịch vụ mà người bán có khả năng và sẵn sàng bán ở các mức giá khác nhau trong một thời kì nhất định.
- Các nhân tố ảnh hưởng đến cung:
+ Trình độ công nghệ;
+ Giá của các yếu tố sản xuất đầu vào;
+ Chính sách của Nhà nước,...
Cung thể hiện khả năng đáp ứng nhu cầu của cho người tiêu dùng
2. Khái niệm cầu và các nhân tố ảnh hưởng đến cầu
- Khái niệm: Cầu là số lượng hàng hoá, dịch vụ mà người mua có khả năng và sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau trong một thời kì nhất định.
- Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu:
+ Thu nhập của người tiêu dùng;
+ Giá của các mặt hàng liên quan;
+ Dân số;
+ Thị hiếu của người tiêu dùng,...
Thu nhập của người tiêu dùng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến cầu
3. Mối quan hệ cung - cầu trong nền kinh tế
- Cung - cầu tác động lẫn nhau:
+ Khi cầu tăng, sản xuất mở rộng, lượng cung tăng;
+ Khi cầu giảm, sản xuất thu hẹp, lượng cung giảm.
- Cung - cầu ảnh hưởng đến giá cả:
+ Khi cung lớn hơn cầu, giá cả giảm;
+ Khi cung nhỏ hơn cầu, giá cả tăng;
+ Khi cung bằng cầu, giá cả ổn định.
- Giá cả ảnh hưởng đến cung - cầu:
+ Về phía cung: khi giá cả tăng lên trong khi giá cả của các yếu tố sản xuất đầu vào không tăng, các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, lượng cung tăng lên và ngược lại.
+ Về phía cầu: khi giá cả giảm xuống trong khi giá cả của các yếu tố sản xuất đầu vào không tăng, cầu có xu hướng tăng lên và ngược lại.
Sơ đồ thể hiện mối quan hệ cung - cầu ảnh hưởng đến giá cả
4. Vai trò của quan hệ cung - cầu trong nền kinh tế
- Người sản xuất đưa ra quyết định mở rộng hay thu hẹp sản xuất nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao.
- Người tiêu dùng lựa chọn mua hàng hoá phù hợp với nhu cầu và đem lại hiệu quả kinh tế.