Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 12: Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo
Haylamdo biên soạn và sưu tầm với tóm tắt lý thuyết Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Bài 12: Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KTPL 11.
Lý thuyết KTPL 11 Kết nối tri thức Bài 12: Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo
1. Một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo
a) Bình đẳng về quyền
- Các tôn giáo, tổ chức tôn giáo có quyền bình đẳng trong hoạt động tôn giáo, tổ chức tôn giáo có quyền bình sinh hoạt tôn giáo,... Những nơi thờ tự của các tôn giáo được pháp luật bảo hộ.
b) Bình đẳng về nghĩa vụ
- Các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động tôn giáo của các tôn giáo khác nhau ngoài việc phải tuân thủ hiến chương, điều lệ, các quy định tôn giáo của tổ chức mình thì còn phải bình đẳng trong việc tuân thủ các quy định của Hiến pháp, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và các quy định pháp luật khác có liên quan.
c) Bình đẳng về trách nhiệm pháp lý
- Các tổ chức tôn giáo, cũng như người theo các tôn giáo khác nhau dù ở bất kì cương vị nào nếu vi phạm pháp luật cũng đều bị xử lý theo pháp luật.
2. Ý nghĩa của quyền bình đẳng giữa các tôn giáo đối với đời sống con người và xã hội
- Thực hiện quyền bình đẳng giữa các tôn giáo thể hiện chính sách đại đoàn kết tôn giáo của Đảng, Nhà nước Việt Nam, tạo điều kiện để các tôn giáo, tín đồ tôn giáo nêu cao ý thức, trách nhiệm của mình đối với việc củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết giữa các tôn giáo, làm tròn trách nhiệm với Tổ quốc, sống "tốt đời, đẹp đạo".
- Động viên, phát huy nguồn lực của các tôn giáo cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, đồng thời cũng là điều kiện để mỗi tôn giáo phát huy được những điểm tích cực, những yếu tố đạo đức, văn hoá tốt đẹp, hướng con người tới chân - thiện - mĩ.