Giải Kinh tế Pháp luật 12 trang 53 Cánh diều
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải Kinh tế Pháp luật 12 trang 53 trong Bài 7: Quản lí thu, chi trong gia đình Kinh tế và Pháp luật 12 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập KTPL 12 trang 53.
Giải Kinh tế Pháp luật 12 trang 53 Cánh diều
Luyện tập 1 trang 53 KTPL 12: Em hãy liệt kê các thói quen chỉ tiêu hợp lí không hợp lí trong gia đình và nêu cách khắc phục những thói quen chỉ tiêu không hợp lí.
Thói quen chi tiêu hợp lí |
Thói quen chi tiêu không hợp lí |
Cách khắc phục những thói quen chi tiêu không hợp lí |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Lời giải:
Thói quen chi tiêu hợp lí |
Thói quen chi tiêu không hợp lí |
Cách khắc phục những thói quen chi tiêu không hợp lí |
- Xây dựng kế hoạch thu, chi rõ ràng hằng tuần/ hàng tháng và chi tiêu theo đúng kế hoạch |
- Không cân đối những khoản chi tiêu trong gia đình, chi tiêu không có kế hoạch |
- Xây dựng kế hoạch chi tiêu rõ ràng, hợp lí. |
- Thiết lập mục tiêu tài chính |
- Không có quỹ dự phòng, tiết kiệm |
- Thiết lập quỹ dự phòng, tiết kiệm (ví dụ: quỹ dự phòng bằng khoảng 15% hoặc 20% thu nhập mỗi tháng). |
- Thường xuyên theo dõi, trao đổi, đánh giá và điều chỉnh về hoạt động chi tiêu |
- Chi tiêu quá mức thu nhập, chi tiêu theo cảm xúc |
- Chi tiêu theo kế hoạch đã đề ra; chỉ mua những mặt hàng thiết yếu và trong khả năng chi trả của bản thân. |
- Sử dụng các công cụ hỗ trợ trong quản lí tài chính gia đình. |
- Không theo dõi, đánh giá để điều chỉnh về các khoản chi tiêu |
- Thường xuyên theo dõi, trao đổi, đánh giá và điều chỉnh về hoạt động chi tiêu |
- Chỉ mua sắm những hàng hóa thiết yếu và phù hợp với khả năng tài chính của bản thân. |
- Không trao đổi và thống nhất giữa các thành viên trong gia đình về các khoản chi tiêu |
- Trao đổi và thống nhất giữa các thành viên trong gia đình về các khoản chi tiêu |
Luyện tập 2 trang 53 KTPL 12: Em hãy lập danh sách các chi tiêu trong gia đình và tính toán tỉ lệ phân chia các khoản chi tiêu theo gợi ý dưới đây:
Các khoản chi tiêu |
Nội dung chi tiêu |
Tỉ lệ phân chia các khoản chi |
- Thiết yếu: |
|
|
- Không thiết yếu: |
|
|
Lời giải:
Các khoản chi tiêu |
Nội dung chi tiêu |
Tỉ lệ phân chia các khoản chi |
- Thiết yếu: |
Tiền thuê nhà, tiền điện, tiền nước, tiền ăn uống, tiền học của con,... |
60% |
- Không thiết yếu: |
Giải trí, mua sắm, ăn uống bên ngoài và các chi tiêu cá nhân khác… |
20% |
- Tiết kiệm |
Quỹ tiết kiệm, dự phòng rủi ro |
20% |
Luyện tập 3 trang 53 KTPL 12: Em hãy xác định một số lưu ý khi thực hiện những nội dung dưới đây:
- Xác định mục tiêu tài chính gia đình.
- Xác định nguồn thu của gia đình.
- Phân loại các khoản chi tiêu trong gia đình.
- Lập kế hoạch thu, chi của gia đình.
- Thực hiện và giám sát kế hoạch thu, chi của gia đình.
Lời giải:
Nội dung |
Lưu ý khi thực hiện |
- Xác định mục tiêu tài chính gia đình. |
- Khi xác định mục tiêu cần đảm bảo các tiêu chí cụ thể, đo lường được, có tính khả thi và giới hạn thời gian hoàn thành. |
- Xác định nguồn thu của gia đình. |
- Kiểm tra và xem xét ngân sách gia đình thường xuyên, duy trì thu nhập ổn định. |
- Phân loại các khoản chi tiêu trong gia đình. |
- Tuân thủ các nguyên tắc: + Luôn ưu tiên cho những nhu cầu thiết yếu. + Lựa chọn các khoản có thể cắt giảm chi tiêu. + Chi tiêu theo đúng danh sách đã lập, tránh chi tiêu không kiểm soát. |
- Lập kế hoạch thu, chi của gia đình. |
- Phân chia các khoản chi phù hợp với đặc điểm của gia đình. - Phân bổ số tiền cụ thể cho từng khoản chi - Điều chỉnh tỉ lệ: trong quá trình thực hiện nếu thấy không hợp lí có thể điều chỉnh tỉ lệ để phù hợp hơn. |
- Thực hiện và giám sát kế hoạch thu, chi của gia đình. |
- Tuân thủ các nguyên tắc: + Không trì hoãn, quyết tâm thực hiện mục tiêu tài chính đã đề ra. + Không nên thực hiện quá nhiều mục tiêu cùng lúc. + Loại bỏ các thói quen chi tiêu không hợp lí. + Sử dụng các ứng dụng, công cụ để quản lí thu, chi |
Luyện tập 4 trang 53 KTPL 12: Em hãy đọc các trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi:
Trường hợp 1. Gia đình anh T có thu nhập khá cao nhưng tháng nào chỉ tiêu cũng thiếu. Thói quen chỉ tiêu không kế hoạch khiến gia đình anh luôn gặp phải áp lực tài chính và nợ nần.
Trường hợp 2. Tháng vừa rồi, gia đình bạn N phát sinh một số khoản chỉ ngoài kế hoạch nên mẹ của N đã cắt giảm một số khoản chi không thiết yếu của các thành viên trong gia đình.
Em hãy chỉ ra những thói quen chi tiêu hợp lí, không hợp lí của các gia đình trong mỗi trường hợp trên.
Lời giải:
- Trường hợp 1: Gia đình anh T có thói quen chi tiêu chưa tốt, mua hàng theo cảm tính, không cân đối được thu, chi.
- Trường hợp 2: Gia đình bạn N có thói quen chi tiêu tốt khi đã: xác định và phân chia tỉ lệ hợp lí giữa chi tiêu thiết yếu và chi tiêu không thiết yếu.
Luyện tập 4 trang 53 KTPL 12: Em hãy đọc các trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi:
Trường hợp 1. Gia đình anh T có thu nhập khá cao nhưng tháng nào chỉ tiêu cũng thiếu. Thói quen chỉ tiêu không kế hoạch khiến gia đình anh luôn gặp phải áp lực tài chính và nợ nần.
Trường hợp 2. Tháng vừa rồi, gia đình bạn N phát sinh một số khoản chỉ ngoài kế hoạch nên mẹ của N đã cắt giảm một số khoản chi không thiết yếu của các thành viên trong gia đình.
Em sẽ đưa ra lời khuyên cho các gia đình trên như thế nào để quản lí thu, chi trong gia đình hiệu quả hơn?
Lời giải:
Lời khuyên
- Trường hợp 1: Gia đình anh T nên lập một kế hoạch chi tiêu cụ thể và tuân thủ nó. Việc này bao gồm việc xác định các khoản chi tiêu thiết yếu và không thiết yếu, và phân bổ tỷ lệ thu nhập cho mỗi khoản. Điều này sẽ giúp gia đình anh T kiểm soát tốt hơn việc chi tiêu và giảm bớt áp lực tài chính.
- Trường hợp 2: Gia đình bạn N đã có một thói quen tốt là cắt giảm các khoản chi không thiết yếu khi cần thiết. Tuy nhiên, để tránh phát sinh các khoản chi ngoài kế hoạch, họ nên lập một kế hoạch chi tiêu dự phòng cho những trường hợp bất ngờ.
Lời giải KTPL 12 Bài 7: Quản lí thu, chi trong gia đình hay khác: