Giải Kinh tế Pháp luật 12 trang 54 Cánh diều
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải Kinh tế Pháp luật 12 trang 54 trong Bài 7: Quản lí thu, chi trong gia đình Kinh tế và Pháp luật 12 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập KTPL 12 trang 54.
Giải Kinh tế Pháp luật 12 trang 54 Cánh diều
Vận dụng 1 trang 54 KTPL 12: Em hãy lập kế hoạch quản lí thu, chi hằng tháng trong gia đình em theo gợi ý dưới đây và thực hiện theo kế hoạch đã lập. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch và cho biết ý nghĩa của việc lập và thực hiện kế hoạch.
Kế hoạch quản lí thu, chi Thời gian: Tháng...(Từ ngày...đến ngày ...) |
|
Xác định mục tiêu tài chính của gia đình, mục tiêu cần ưu tiên thực hiện. |
|
Xác định các khoản thu nhập trong gia đình. |
|
Phân loại các khoản chi tiêu thiết yếu, không thiết yếu và tỉ lệ phân chia. |
|
Thống nhất các nguyên tắc thực hiện. |
|
Kết quả thực hiện. |
|
Ý nghĩa của việc lập và thực hiện kế hoạch. |
|
Lời giải:
Kế hoạch quản lí thu, chi Thời gian: 3 tháng (từ ngày 1/1/2025 đến ngày 1/4/2025) |
|
Xác định mục tiêu tài chính của gia đình, mục tiêu cần ưu tiên thực hiện. |
Sau 3 tháng mua một chiếc xe đạp điện chuẩn bị cho em gái em vào học trung học phổ thông |
Xác định các khoản thu nhập trong gia đình. |
- Thu nhập từ tiền lương của bố mẹ em: 22 triệu đồng - Lãi suất từ hai quyển sổ tiết kiệm của gia đình đã tích luỹ được trước đó: 2 triệu đồng - Thu nhập từ tiền làm thêm của bố, mẹ: 5 triệu đồng |
Phân loại các khoản chi tiêu thiết yếu, không thiết yếu và tỉ lệ phân chia. |
- Chi tiêu thiết yếu: tiền nhà, tiền điện, tiền nước, tiền ăn uống, tiền học của con,... - Chi tiêu không thiết yếu: giải trí, mua sắm, ăn uống bên ngoài và các chi tiêu cá nhân khác |
Thống nhất các nguyên tắc thực hiện. |
- Thực hiện triệt để quy tắc 50/30/20, trong đó: + 50% thu nhập dành cho các chi tiêu thiết yếu + 30% thu nhập được dùng cho các mục tiêu tài chính như trả nợ, tiết kiệm, quỹ dự phòng,... + 20% thu nhập dành cho các chi tiêu không thiết yếu |
Kết quả thực hiện. |
- Sau 3 tháng, gia đình em đã mua được chiếc xe đạp điện cho em gái em. |
Ý nghĩa của việc lập và thực hiện kế hoạch. |
- Kiểm soát được các nguồn thu, chi trong gia đình. - Chủ động thực hiện kế hoạch tài chính của gia đình. - Giúp cân bằng tài chính, chủ động ứng phó với những tình huống rủi ro có thể xảy ra trong gia đình. - Nâng cao chất lượng cuộc sống của gia đình. |
Vận dụng 2 trang 54 KTPL 12: Em hãy sưu tầm và chia sẻ với các bạn trong lớp các công cụ, ứng dụng, phần mềm giúp quản lí thu, chi hiệu quả trong gia đình.
Lời giải:
(*) Tham khảo: Một số công cụ, ứng dụng, phần mềm giúp quản lí thu, chi hiệu quả trong gia đình
+ Sổ thu chi Misa: Ứng dụng này giúp theo dõi thu nhập và chi tiêu hàng ngày.
+ Money Lover: Đây là một ứng dụng quản lý tài chính cá nhân phổ biến, giúp theo dõi thu nhập, chi tiêu, và tiết kiệm.
+ HomeBudget: Phần mềm này giúp quản lý thu, chi, và ngân sách gia đình.
+ PocketGuard: Ứng dụng này giúp theo dõi thu nhập, chi tiêu, và tiết kiệm.
+ Spendee: Công cụ này giúp theo dõi và phân loại chi tiêu.
+ Money Helper: Ứng dụng này giúp quản lý thu nhập và chi tiêu.
Lời giải KTPL 12 Bài 7: Quản lí thu, chi trong gia đình hay khác: