Giải Kinh tế Pháp luật 12 trang 14 Chân trời sáng tạo
Với Giải Kinh tế Pháp luật 12 trang 14 trong Bài 1: Tăng trưởng và phát triển kinh tế Kinh tế và Pháp luật 12 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập KTPL 12 trang 14.
Giải Kinh tế Pháp luật 12 trang 14 Chân trời sáng tạo
Luyện tập 2 trang 14 KTPL 12: Nhận định nào sau đây đúng về các chỉ tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế? Vì sao?
a. Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và tổng thu nhập quốc dân (GNI).
b. GDP là một trong những thước đo đánh giá tốc độ tăng trưởng kinh tế của quốc gia trong thời điểm nhất định.
c. Có thể đánh giá mức sống, phân hoá giàu nghèo, xác định tỉ lệ nghèo của một quốc gia bằng tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người.
d. Phát triển kinh tế là sự tăng tiến về mọi mặt kinh tế, chính trị, xã hội của một quốc gia.
e. Tăng trưởng kinh tế là thước đo năng lực của một quốc gia biểu hiện qua quy mô tăng trưởng và tốc độ tăng trưởng.
g. Phát triển kinh tế là quá trình biến đổi về lượng của nền kinh tế ở một quốc gia trong khoảng thời gian nhất định.
Lời giải:
- Nhận định a. Đúng. Vì: Trăng trưởng kinh tế được đánh giá qua một số chỉ tiêu như: Tổng sản phẩm quốc nội (GDP); Tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người (GDP/người); Tổng thu nhập quốc dân (GNI); Tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người (GNI/người).
- Nhận định b. Đúng. Vì: GDP là tổng giá trị của toàn bộ hàng hoá và dịch vụ cuối cùng tạo ra trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia trong một thời kì nhất định (thường là một năm). GDP là thước đo đánh giá tốc độ tăng trưởng kinh tế của một quốc gia trong một thời điểm nhất định.
- Nhận định c. Đúng. Vì: Chỉ số GNI/ người được tính bằng công thức: tổng thu nhập của quốc gia trong năm chia cho dân số trung bình trong năm tương ứng. GNI/người dùng để đánh giá mức sống, phân hoá giàu nghèo, tính
- Nhận định d. Đúng. Vì: Phát triển kinh tế là sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đảm bảo tiến bộ xã hội.
- Nhận định e. Đúng. Vì: Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về quy mô sản lượng của một nền kinh tế trong khoảng thời gian nhất dịnh (so với thời kì gốc). Sự gia tăng đó được thể hiện trong quy mô và tốc độ. Trong đó, quy mô và tốc độ tăng trưởng thể hiện sự thay đổi nhanh hay chậm giữa các thời kì.
- Nhận định g. Không đúng. Vì: Tăng trưởng kinh tế chỉ là sự thay đổi về lượng của nền kinh tế. Phát triển kinh tế có phạm vi rộng lớn, toàn diện hơn bao hàm cả chất và lượng (tức là bao hàm cả tăng trưởng kinh tế lẫn chuyển dịch cơ cấu và tiến bộ xã hội.)
Luyện tập 3 trang 14 KTPL 12: Em hãy xác định chỉ tiêu phát triển kinh tế trong các thông tin sau và nhận xét về sự thay đổi của các chỉ tiêu này:
a. Năm 2020, GNI bình quân đầu người của Việt Nam tăng gần gấp hai lần so với năm 2011. Trong giai đoạn từ 2011 - 2020, trung bình mỗi năm, GNI bình quân đầu người tăng 7%. Trong đó, năm tăng nhiều nhất là năm 2012, tăng 12% so với năm 2011.
b. Chỉ số phát triển con người của Việt Nam năm 2021 là 0,703, tăng hai bậc trong bảng xếp hạng toàn cầu, từ 117/189 quốc gia vào năm 2019 lên 115/191 quốc gia trong năm 2021. Chỉ số sức khoẻ của Việt Nam đạt mức cao nhất trong ba chỉ số thành phần.
c. Bất bình đẳng thu nhập trong các tầng lớp dân cư ngày càng giảm khi hệ số Gini giảm từ 0,431 năm 2016 xuống còn 0,373 năm 2020. Thông qua hệ số Gini cho thấy, bất bình đẳng thu nhập tại Việt Nam biến động không nhiều, giảm từ 0,431 xuống 0,373 và nằm trong ngưỡng an toàn, hiệu quả, phù hợp cho mục tiêu tăng trưởng cao.
Lời giải:
- Thông tin a.
+ Chỉ tiêu: Tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người (GNI/ người)
+ Nhận xét: trong giai đoạn 2011 – 2020, GNI/ người của Việt Nam đã có sự tăng trưởng nhanh chóng. Cụ thể là: năm 2020, GNI bình quân đầu người của Việt Nam tăng gần gấp hai lần so với năm 2011.
- Thông tin b.
+ Chỉ tiêu: chỉ số phát triển con người (HDI)
+ Nhận xét: so với giai đoạn trước, chỉ số HDI của Việt Nam năm 2021 đã có sự tăng lên, cụ thể: chỉ số HDI Việt Nam năm 2021 là 0,703, được xếp hạng 115/191 quốc gia trên thế giới.
- Thông tin c.
+ Chỉ tiêu: chỉ số bất bình đẳng trong phân phối thu nhập
+ Nhận xét: từ 2016 – 2020, hệ số Gini của Việt Nam đã giảm 0.058 (0,431 năm 2016 xuống còn 0,373 năm 2020) và nằm trong ngưỡng an toàn, hiệu quả, phù hợp cho mục tiêu tăng trưởng cao.
Luyện tập 4 trang 14 KTPL 12: Ý kiến nào dưới đây đúng khi bàn về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững?
a. Một quốc gia muốn phát triển bền vững, chỉ cần đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế.
b. Các quốc gia đều đặt ra mục tiêu phát triển bền vững nhưng muốn phát triển được phải dựa vào tăng trưởng kinh tế.
c. Duy trì tăng trưởng kinh tế bền vững đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường.
Lời giải:
- Nhận định đúng về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững là: Duy trì tăng trưởng kinh tế bền vững đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường.
Lời giải KTPL 12 Bài 1: Tăng trưởng và phát triển kinh tế hay khác: