Giải Kinh tế Pháp luật 12 trang 15 Chân trời sáng tạo
Với Giải Kinh tế Pháp luật 12 trang 15 trong Bài 1: Tăng trưởng và phát triển kinh tế Kinh tế và Pháp luật 12 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập KTPL 12 trang 15.
Giải Kinh tế Pháp luật 12 trang 15 Chân trời sáng tạo
Luyện tập 5 trang 15 KTPL 12: Em hãy cho biết trách nhiệm của thanh niên đối với sự phát triển kinh tế trong thông tin sau:
Thông tin. Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã đề ra mục tiêu phấn dấu dể đến giữa thế kỉ XXI nước ta trở thành nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây chính là điều kiện để thanh niên thể hiện tài năng, sáng tạo, sức trẻ, cống hiến cho sự phát triển của đất nước. Khoa học, công nghệ tiếp tục phát triển mạnh mẽ cùng với sự phát triển của kinh tế tri thức sẽ tạo ra những cơ hội mới cho thanh niên tiếp cận công nghệ hiện đại và tri thức văn minh của nhân loại trong thời đại mới. Theo Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Đảng đã chỉ rõ nhiệm vụ đối với công tác thanh niên: tăng cường giáo dục thế hệ trẻ lí tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hoá, nâng cao lòng yêu nước, tự hào dân tộc, nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão, khát vọng vươn lên; nêu cao tinh thần trách nhiệm đối với đất nước, với xã hội; xây dựng môi trường, điều kiện học tập, lao động, giải trí, rèn luyện để phát triển lành mạnh, toàn diện, hài hoà cả về trí tuệ, thể chất và giá trị thẩm mĩ. Tạo động lực cho thanh niên xung kích trong học tập, lao động, sáng tạo, khởi nghiệp, lập nghiệp; làm chủ các kiến thức khoa học, công nghệ hiện đại, phát huy vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Lời giải:
- Trách nhiệm của thế hệ trẻ: thế hệ trẻ đóng là lực lượng xung kích, có vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Để thực hiện trách nhiệm đó, thế hệ trẻ Việt Nam cần:
+ Tích cực học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ kiến thức và kĩ năng nhằm đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động.
+ Tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học, các cuộc thi khoa học - kĩ thuật dành cho học sinh, sinh viên.
+ Suy nghĩ, đề xuất, phát triển và hiện thực hóa các ý tưởng kinh doanh khởi nghiệp.
+ Tham gia các hoạt động cộng đồng, như: bảo vệ môi trường, thiện nguyện,…
Vận dụng trang 15 KTPL 12: Em hãy sưu tầm thông tin về vai trò của tăng trưởng và phát triển kinh tế đối với lĩnh vực giáo dục, y tế ở một quốc gia mà em biết.
Lời giải:
(*) Tham khảo: Thông tin về vai trò của tăng trưởng, phát triển kinh tế tạo điều kiện để phát triển văn hoá, giáo dục.
Trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế hiện nay, việc phát triển bền vững đất nước phụ thuộc vào việc giải quyết hài hòa và hợp lý các mối quan hệ lớn mà Cương lĩnh xây dựng và phát triển đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (Bổ sung và phát triển năm 2011) đã nêu là nhiệm vụ quan trọng. Trong đó có mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Nhận thức toàn diện và sâu sắc về mối quan hệ này trong xây dựng và phát triển đất nước hiện nay là vấn đề vừa có ý nghĩa lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn.
Nhìn một cách tổng quát, phát triển kinh tế chính là tạo tiền đề vật chất cho sự phát triển văn hóa và con người, tạo điều kiện để con người có thể tham gia vào quá trình sáng tạo, sản xuất, truyền bá và thụ hưởng các giá trị văn hóa ngày càng nhiều. Tuy nhiên, phát triển kinh tế bền vững, bảo đảm sự thống nhất giữa tăng trưởng kinh tế bền vững với bảo đảm các vấn đề xã hội và môi trường, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của con người là mục tiêu hàng đầu. Nền kinh tế được xác định là nền kinh tế thị trường nhân văn, kinh tế thị trường định hướng XHCN, có sự điều tiết và quản lý thống nhất của Nhà nước, để vừa bảo đảm tự do cho kinh tế thị trường phát triển, vừa bảo đảm định hướng chính trị ưu việt của chế độ XHCN.
Mặt khác, văn hóa phát triển sẽ góp phần xây dựng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực lao động, tạo lập môi trường văn hóa tinh thần lành mạnh, nâng cao trình độ dân trí, trình độ khoa học công nghệ, nâng cao kỷ cương, kỷ luật và đạo đức nghề nghiệp, góp phần làm động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
Mục tiêu cuối cùng của phát triển kinh tế và văn hóa là nâng cao chất lượng cuộc sống, đem lại hạnh phúc thực sự cho con người. Đây chính là điểm tương đồng, nơi hội tụ định hướngphát triển của kinh tế và văn hóa.
Sự khác biệt giữa phát triển kinh tế và phát triển văn hóa ở đây chính là sự khác biệt về vai trò, chức năng xã hộitrong việc tham gia vào quá trình phát triển con người để tạo nên sự phát triển tổng thể cả về đời sống vật chất và đời sống tinh thần của con người (bao gồm cá nhân và cộng đồng, dân tộc và nhân loại, các giai cấp và các tầng lớp xã hội khác nhau).
Lời giải KTPL 12 Bài 1: Tăng trưởng và phát triển kinh tế hay khác: