Giải Kinh tế Pháp luật 12 trang 86 Kết nối tri thức
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải Kinh tế Pháp luật 12 trang 86 trong Bài 11: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong học tập Kinh tế và Pháp luật lớp 12 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập KTPL 12 trang 86.
Giải Kinh tế Pháp luật 12 trang 86 Kết nối tri thức
Câu hỏi 1 trang 86 KTPL 12: Em hãy xác định quyền học tập của công dân được đề cập đến trong trường hợp 1 và 2.
Trường hợp 1. Học xong lớp 12, P tham dự kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông và đạt số điểm rất cao khối A00, tuy nhiên, gia đình khó khăn không có điều kiện cho em thực hiện ước mơ học đại học. Khi biết tin, chính quyền địa phương cùng các cá nhân, cơ quan, tổ chức đã đến động viên, thăm hỏi, tặng quà và trao học bổng để giúp P tiếp tục đi học. Nhận được sự hỗ trợ kịp thời, P rất xúc động, em quyết định đăng kí học ngành công nghệ thông tin yêu thích ở trường đại học gần nhà để thực hiện ước mơ của mình.
Trường hợp 2. Năm 70 tuổi, ông Đ quyết định theo học chương trình đào tạo cử nhân hệ vừa làm vừa học. Dù tuổi cao, sức yếu, nhưng trong suốt quá trình học ông đều rất cần cù, chăm chỉ, chịu khó tìm tòi để tiếp thu những kiến thức mới. Nhờ sự nỗ lực không ngừng nghỉ, ông Đ đã tốt nghiệp loại giỏi và trở thành tấm gương sáng cho nhiều người noi theo.
Lời giải:
- Trường hợp 1, đề cập đến quyền bình đẳng về cơ hội học tập (P được các cá nhân, cơ quan, tổ chức động viên, trao học bổng để tiếp tục đi học); quyền được học từ thấp đến cao, có quyền học không hạn chế (P học từ tiểu học đến đại học); quyền lựa chọn học bất cứ ngành, nghề nào phù hợp với sở thích, năng khiếu, khả năng và điều kiện của mình (P quyết định đăng kí học ngành công nghệ thông tin yêu thích ở trường đại học gần nhà).
- Trường hợp 2, đề cập đến quyền học thường xuyên, học suốt đời (ông Đ theo học chương trình đào tạo cử nhân hệ vừa học vừa làm dù tuổi cao sức yếu).
Câu hỏi 2 trang 86 KTPL 12: Em có nhận xét gì về việc thực hiện quyền học tập của công dân trong trường hợp 3? Nếu là N, em sẽ làm gì để thực hiện quyền học tập của mình?
Trường hợp 3. Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, N bị bố mẹ bắt ép theo học chuyên ngành tài chính ở trường đại học gần nhà để sau này dễ xin việc và có thu nhập tốt. N không thích vì tự thấy năng lực học tập của mình không phù hợp để theo học ngành này nhưng vì không thuyết phục được bố mẹ nên N đã miễn cưỡng làm theo.
Lời giải:
- Trong trường hợp 3, việc bố mẹ bắt ép N học chuyên ngành tài chính dù N không thích và không phù hợp với năng lực là vi phạm quy định của pháp luật về quyền được lựa chọn ngành, nghề học tập của công dân.
- Nếu là N, trong trường hợp này, em nên giải thích để bố mẹ hiểu lí do vì sao mình không muốn lựa chọn học ngành tài chính và chia sẻ nguyện vọng, mong muốn của bản thân để nhờ bố mẹ góp ý, sau đó xem xét lựa chọn một ngành học phù hợp với năng lực bản thân và phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động.
Câu hỏi 3 trang 86 KTPL 12: Theo em, những hành vi xâm phạm quyền học tập của công dân có thể dẫn tới hậu quả gì?
Lời giải:
- Hành vi vi phạm quyền học tập của công dân có thể dẫn tới hậu quả như:
+ Xâm phạm quyền học tập của công dân;
+ Khiến công dân khó khăn, mất cơ hội được tiếp cận với những tri thức tiến bộ của xã hội;
+ Làm gián đoạn quá trình học tập của công dân;
+ Làm giảm cơ hội phát triển nghề nghiệp của công dân;
+ Gây bất bình đẳng trong giáo dục; ảnh hưởng xấu đến sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước;
+ Người vi phạm có thể phải chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật;...
Lời giải KTPL 12 Bài 11: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong học tập hay khác: