Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 13: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay - Chân trời sáng tạo
Haylamdo biên soạn và sưu tầm với 36 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 13: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay có đáp án chi tiết đầy đủ các mức độ sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh lớp 12 ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 12.
Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 13: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay - Chân trời sáng tạo
Câu 1. Một trong những thuận lợi của nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa sau Cách mạng tháng Tám (1945) là:
A. nhân dân hăng hái ủng hộ cách mạng.
B. được sự công nhận của các cường quốc.
C. là thành viên của tổ chức Liên hợp quốc.
D. thực dân Pháp đã đầu hàng quân Nhật.
Câu 2. Ngày 6-3-1946, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ký với đại diện của Chính phủ Pháp bản hiệp định nào sau đây?
A. Bàn Môn Điếm.
B. Giơ-ne-vơ.
C. Hiệp định Pa-ri.
D. Hiệp định Sơ-bộ.
Câu 3. Năm 1945, một trong những hoạt động đối ngoại của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là
A. gửi Công hàm đề nghị các nước lớn công nhận Việt Nam.
B. Chủ tịch Hồ Chí Minh đi thăm các nước xã hội chủ nghĩa.
C. Việt Nam cử đại biểu tham dự Đại hội Quốc tế cộng sản.
D. ký với đại diện của chính phủ Pháp bản Hiệp định Sơ bộ.
Câu 4. Năm 1950, quốc gia đầu tiên trên thế giới thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là
A. Liên Xô.
B. Trung Quốc.
C. Cộng hoà Dân chủ Đức.
D. Cộng hoà Liên bang Đức.
Câu 5. Một trong những khó khăn của nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa sau Cách mạng tháng Tám (1945) là
A. phát xít Nhật chưa chấp nhận đầu hàng.
B. phải đối phó với thù trong và giặc ngoài.
C. hai mươi vạn quân Tưởng ở miền Nam.
D. Anh, Mỹ cho Pháp tiến quân ra miền Bắc.
Câu 6. Các hoạt động đối ngoại mà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa tiến hành từ sau Cách mạng tháng Tám phải tuân thủ nguyên tắc nào sau đây?
A. Không vi phạm đến chủ quyền dân tộc.
B. Không nhân nhượng thỏa hiệp với Pháp.
C. Nhân nhượng tất cả yêu cầu của Tưởng.
D. Giải quyết xung đột bằng thương lượng.
Câu 7. Nội dung nào sau đây là điểm giống nhau cơ bản giữa Hiệp định Giơ-ne-vơ (1954) và Hiệp định Pa-ri (1973)?
A. Đều buộc các nước đế quốc chấm dứt chiến tranh xâm lược và rút hết quân về nước.
B. Là văn bản pháp lý quốc tế ghi nhận các quyền tự do cơ bản của Nhân dân Việt Nam.
C. Các bên thừa nhận trên thực tế miền Nam Việt Nam có hai chính quyền, hai quân đội.
D. Thỏa thuận các bên ngừng bắn thực hiện chuyển quân, tập kết, chuyển giao khu vực.
Câu 8. Nội dung nào sau đây thể hiện mục đích của việc Chủ tịch Hồ Chí Minh ký với Pháp bản Tạm ước ngày 14/9/1946
A. Kéo dài thời gian hòa bình để chuẩn bị kháng chiến.
B. Tranh thủ thời gian để điều động bộ đội từ Nam ra.
C. Đợi chi viện từ các nước xã hội chủ nghĩa anh em.
D. Tranh thủ khi lực lượng Pháp còn yếu để đàm phán.
Câu 9. Một trong những nguyên tắc cơ bản, quan trọng để đàm phán đi đến ký kết Hiệp định Sơ-bộ 1946, Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 và Hiệp định Pa-ri 1973 là:
A. tôn trọng quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam.
B. phạm vi đóng quân chia thành vùng riêng biệt.
C. các bên tham chiến phải nhanh chóng rút quân.
D. không được sử dụng các loại vũ khí hủy diệt.
Câu 10. Một trong những đối tượng của hoạt động đối ngoại mà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tiến hành từ sau Cách mạng tháng Tám (1945) là:
A. Pháp.
B. Cuba.
C. Ai Cập.
D. Anh.
Câu 11. Sự kiện nào đây có ý nghĩa là bước ngoặt mới đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 1954-1975 của Nhân dân Việt Nam?
A. Hội nghị cấp cao ba nước Đông Dương.
B. Cuộc tiến công chiến lược năm 1972.
C. Hiệp định Pa-ri được ký kết năm 1973.
D. Chiến thắng Lam Sơn 719 năm 1971.
Câu 12. Một trong những kết quả đem lại cho cách mạng Việt Nam từ việc ký Hiệp định Sơ-bộ ngày 6/3/1946 là:
A. đẩy hai mươi vạn quân Tưởng về nước.
B. Pháp còn ở Việt Nam mười ngàn quân.
C. Pháp công nhân độc lập cho Việt Nam.
D. các nước xã hội chủ nghĩa đã viện trợ.
Câu 13. Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà sau khi mới ra đời đã thực hiện các hoạt động đối ngoại nhằm
A. bảo vệ chính quyền, thống nhất đất nước, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
B. tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế đối với sự nghiệp đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc.
C. tránh đối đầu cùng lúc nhiều kẻ thù, từng bước đánh bại quân Tưởng và Trung Hoa Dân Quốc.
D. tránh chiến tranh, đàm phán thương lượng bằng mọi giá, đặc biệt là với Chính phủ Pháp.
Câu 14. Thắng lợi nào sau đây đã buộc Mỹ đến Pa-ri đàm phán với Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa?
A. Vạn Tường.
B. Đồng Xoài.
C. Mậu Thân.
D. Núi Thành.
Câu 15. Các hoạt động đối ngoại thực hiện trong giai đoạn từ sau Cách mạng tháng Tám đến trước ngày 19/12/1946 có ý nghĩa như thế nào đối với cách mạng Việt Nam?
A. Tạo điều kiện cho các chiến dịch quân sự diễn ra.
B. Tập hợp quần chúng đứng dưới ngọn cờ của Đảng.
C. Tranh thủ thời gian hòa hoãn để chờ sự chi viện.
D. Bảo vệ thành quả của Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Câu 16. Nhận xét nào sau đây đối với Hiệp định Pa-ri (1973) về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam là đúng?
A. Kết quả của cuộc đấu tranh ngoại giao dài nhất, khó khăn nhất.
B. Thắng lợi chung của khối xã hội chủ nghĩa trước âm mưu của Mỹ.
C. Hiệp định đầu tiên ghi nhận quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam.
D. Là thời cơ trực tiếp để Nhân dân ta tiến lên giải phóng miền Nam.
Câu 17. Thắng lợi nào sau đây đã buộc Mỹ phải chấp nhận ký Hiệp định Pa-ri?
A. Điện Biên Phủ trên không.
B. Tiến công chiến lược 1972.
C. Chiến dịch Huế-Đà Nẵng.
D. Chiến dịch Hồ Chí Minh.
Câu 18. Chủ trương đối ngoại nào sau đây được Việt Nam vận dụng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước?
A. Ngoại giao đi trước, quân sự hỗ trợ.
B. Phối hợp mặt trận chính diện và sau lưng địch.
C. Kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh vũ trang.
D. Vừa đánh vừa đàm, vừa đàm vừa đánh.
Câu 19. Trong giai đoạn 1975 đến 1985 Việt Nam đã tham gia
A. Phong trào không liên kết.
B. Cộng đồng văn hóa ASEAN.
C. Hiệp hội các quốc gia độc lập.
D. Cộng đồng kinh tế ASEAN.
Câu 20. Nội dung định hướng chung cho hoạt động động đối ngoại là”Hợp tác bình đẳng cùng có lợi với tất cả các nước, không phân biệt chế độ chính trị...”. Được Đại hội lần thứ mấy của Đảng đề ra?
A. IV.
B. VI.
C. VII.
D. XI.
Câu 21. Một trong những thành tựu to lớn của các hoạt động đối ngoại đem lại cho Việt Nam từ năm 1986 đến nay là
A. sự ủng hộ, những viện trợ quân sự to lớn đến từ Nga.
B. vị thế, uy tín của Việt Nam ngày càng được nâng cao.
C. đã có hơn mười nước là đối tác chiến lược toàn diện.
D. đang ứng cử ghế ủy viên thường trực Hội đồng bản an.
Câu 22. Sự kiện nào sau đây đánh dấu quan hệ giữa Việt Nam với các nước trên thế giới được cải thiện, mở rộng?
A. Miền Nam được giải phóng.
B. Bắt đầu công cuộc đổi mới.
C. Gia nhập vào Liên hợp quốc.
D. Tham gia cộng đồng ASEAN.
Câu 23. Từ năm 1975-1985, các hoạt động đối ngoại của Việt Nam chú trọng phát triển quan hệ hữu nghị với quốc gia nào sau đây?
A. Malaysia.
B. Brunây.
C. Thái Lan.
D. Lào.
Câu 24. Một trong những nguyên nhân Việt Nam luôn coi trọng mối quan hệ và hợp tác với Liên Xô là
A. viện trợ kinh tế, quân sự, ủng hộ về chính trị.
B. đồng ý đứng dưới cái ô hạt nhân của Liên Xô.
C. cần liên kết với Liên Xô để chống Trung Quốc.
D. dựa vào ưu thế của Liên Xô để đánh Khơ-me đỏ.
Câu 25. Một trong những hoạt động đối ngoại của Việt Nam đối với Trung Quốc trong giai đoạn 1975-1985 là:
A. đàm phán giải quyết vấn đề xung đột biên giới.
B. hội nghị thượng đỉnh bàn về vấn đề của ASEAN.
C. đàm phán về việc khai thác chung nguồn khí đốt.
D. thương lượng để Trung Quốc tăng cường viện trợ.
Câu 26. Một trong những nguyên nhân để Việt Nam phát triển quan hệ hữu nghị đoàn kết với Lào là
A. truyền thống lịch sử đấu tranh chống kẻ thù xâm lược.
B. đường biên giới trên biển và trên bộ dài gần 3.000km.
C. có kẻ thù chung và cùng chống lại âm mưu bá quyền.
D. sự hợp tác trên sông Mê-kong để bảo vệ nông nghiệp.
Câu 27. Từ năm 1975-1985, các hoạt động đối ngoại của Việt Nam tập trung chống lại
A. âm mưu chia cắt Đông Dương.
B. cuộc tấn công của Trung Quốc.
C. cuộc bao vây cấm vận của Mỹ.
D. âm mưu chia rẽ tổ chức ASEAN.
Câu 28. Từ năm 2008 đến năm 2023, Việt Nam đã thiết lập, nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với những quốc gia nào sau đây?
A. Trung Quốc, Liên bang Nga, Ấn Độ, Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản.
B. Trung Quốc, Liên bang Nga, Lào, Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản.
C. Trung Quốc, Liên bang Nga, Cu-ba, Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản.
D. Trung Quốc, Liên bang Nga, Ấn Độ, Triều Tiên, Mỹ, Nhật Bản.
Câu 29. Một trong những quốc gia có mối quan hệ “Đối tác chiến lược toàn diện” với Việt Nam tính đến tháng 3-2024 là
A. Mỹ.
B. Đức.
C. Anh.
D. Cuba.
Câu 30. Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong những năm gần đây còn gắn liền với
A. viện trợ không hoàn lại cho các nước phát triển, cứu hộ thiên tai, bảo vệ khí hậu.
B. ứng phó biến đổi thời tiết, cứu hộ tài nguyên môi trường.
C. giao lưu văn hoá, ứng phó biến đổi thời tiết, bảo vệ thảm hoạ.
D. hỗ trợ nhân đạo, cứu hộ thảm hoạ thiên tai, bảo vệ môi trường.
Câu 31. Tính đến tháng 3-2024, Việt Nam có mối quan hệ “Đối tác chiến lược toàn diện” với bao nhiêu quốc gia?
A. 5.
B. 6.
C. 7.
D. 8.
Câu 32. Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ năm 1986 đến nay đạt được nhiều kết quả và đột phá lớn trong thời gian nào sau đây?
A. Đầu những năm 90 của thế kỉ XX.
B. Cuối những năm 80 của thế kỉ XX.
C. Cuối những năm 90 của thế kỉ XX.
D. Thập kỉ đầu của thế kỉ XXI.
Câu 33. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng về hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ năm 1986 đến nay?
A. Phá thế bao vây, cấm vận.
B. Thiết lập và mở rộng quan hệ hợp tác với nhiều đối tác.
C. Gia nhập và đóng góp tích cực đối với các tổ chức, diễn đàn quốc tế.
D. Việt Nam trở thành thành viên chủ lực nhất trong tổ chức ASEAN.
Câu 34. Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong những năm gần đây tiếp tục đóng vai trò nào sau đây?
A. Giúp Việt Nam thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - văn hoá.
B. Giúp Việt Nam đạt được những thành tựu đột phá về an ninh.
C. Góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.
D. Đưa Việt Nam chính thức trở thành nước công nghiệp phát triển.
Câu 35. Sự kiện nào sau đây diễn ra năm 1995?
A. Việt Nam gia nhập ASEAN.
B. Việt Nam đảm nhiệm vai trò nước Chủ tịch ASEAN.
C. Việt Nam chính thức tham gia Diễn đàn hợp tác Á - Âu.
D. Việt Nam tham gia kí kết Hiệp định hoà bình Pa-ri về Cam-pu-chia.
Câu 36. Trở ngại lớn nhất trong việc Việt Nam hội nhập với Đông Nam Á trong giai đoạn từ năm 1975-1991 là
A. quân đội quá lớn mạnh.
B. vấn đề của Cam-pu-chia.
C. Trung Quốc ngăn cản.
D. Việt Nam còn lạc hậu.