Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 8: Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975) - Chân trời sáng tạo
Haylamdo biên soạn và sưu tầm với 28 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 8: Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975) có đáp án chi tiết đầy đủ các mức độ sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh lớp 12 ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 12.
Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 8: Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975) - Chân trời sáng tạo
Câu 1. Từ trong phong trào Đồng khởi ở miền Nam Việt Nam, tổ chức đoàn thể chính trị nào sau đây đã ra đời?
A. Liên minh Nhân dân Việt - Miên - Lào.
B. Việt Nam Độc lập Đồng minh (Việt Minh).
C. Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.
D. Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.
Câu 2. Phong trào “Đồng khởi” (1959-1960) ở miền Nam Việt Nam có ý nghĩa nào sau đây?
A. Giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mỹ ở miền Nam.
B. Tiếp tục giữ vững và phát huy thế chủ động tiến công của cách mạng miền Nam.
C. Bắt đầu chuyển cuộc kháng chiến chống Mỹ sang giai đoạn “vừa đánh vừa đàm”.
D. Buộc Mĩ phải tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược Việt Nam.
Câu 3. Đặc điểm nổi bật nhất của Việt Nam sau khi Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương được kí kết là
A. Pháp rút khỏi miền Bắc, miền Bắc nước ta hoàn toàn giải phóng.
B. đất nước tạm thời bị chia cắt làm 2 miền với 2 chế độ chính trị khác nhau.
C. Pháp chấm dứt chiến tranh xâm lược Đông Dương, rút hết quân về nước.
D. Ngô Đình Diệm lên nắm quyền, Mĩ âm mưu chia cắt lâu dài Việt Nam.
Câu 4. Hội nghị 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (tháng 1/1959) được triệu tập trong bối cảnh
A. tương quan lực lượng ở miền Nam thay đổi có lợi cho cách mạng.
B. Mỹ và chính quyền Sài Gòn tăng cường khủng bố phong trào cách mạng.
C. quân đội Mỹ trực tiếp tham chiến tại chiến trường miền Nam Việt Nam.
D. các nước xã hội chủ nghĩa ủng hộ Việt Nam đấu tranh thống nhất đất nước.
Câu 5. Ý nghĩa lịch sử của phong trào Đồng khởi” ở miền Nam Việt Nam 1959 - 1960?
A. Đánh dấu bước phát triển của cách mạng miền Nam, làm thất bại chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ ở miền Nam.
B. Làm lung lay toàn bộ hệ thống chính quyền Sài Gòn, mở đường cho sự phát triển của cách mạng miền Nam.
C. Là thắng lợi có ý nghĩa chiến lược đầu tiên mở đường cho sự phát triển của chiến tranh cách mạng miền Nam.
D. Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.
Câu 6. Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (tháng 1/1959) quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng vì
A. thời cơ để nhân dân miền Nam khởi nghĩa giành chính quyền đã chín muồi.
B. Mĩ-Diệm sử dụng bạo lực phản cách mạng để đàn áp nhân dân miền Nam.
C. chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm rơi vào tinh trạng khủng hoảng.
D. Mĩ đã đưa quân vào miền Nam trực tiếp tham chiến.
Câu 7. Đặc điểm lớn nhất của cách mạng Việt Nam thời kỳ 1954-1975 là một Đảng lãnh đạo
A. cả nước thực hiện cuộc cách mạng tư sản dân quyền.
B. cả nước thực hiện cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.
C. đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng ở hai miền đất nước.
D. cả nước khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh.
Câu 8. Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (tháng 1/1959) quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng đánh đổ chính quyền Mỹ - Diệm vì
A. phương pháp đấu tranh hòa bình không còn phù hợp.
B. quân Giải phóng miền Nam đã được thành lập.
C. Mĩ thay đổi chiến lược chiến tranh ở miền Nam Việt Nam.
D. mọi xung đột chỉ có thể được giải quyết bằng vũ lực.
Câu 9. Nhiệm vụ trọng tâm của công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội ở miền Bắc Việt Nam (1958-1960) là
A. Phát triển thành phần kinh tế quốc doanh
B. Phát triển thành phần kinh tế tư nhân.
C. Phát triển thành phần kinh tế hợp tác xã.
D. Phát triển thành phần kinh tế có vốn nước ngoài.
Câu 10. Nội dung nào sau đây không phải là bối cảnh diễn ra cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975) của nhân dân Việt Nam?
A. Chiến tranh lạnh và cục diện đối đầu Đông - Tây đang diễn ra.
B. Cuộc Tổng tuyển cử tự do mới chỉ thực hiện được ở miền Bắc.
C. Pháp và Mỹ không thi hành đúng điều khoản Hiệp định Giơ-ne-vơ.
D. Đất nước tạm thời bị chia cắt thành hai miền theo Hiệp định Giơ-ne-vơ.
Câu 11. Căn cứ vào hoàn cảnh thực tế ở miền Bắc sau năm 1954 và yêu cầu về quyền lợi kinh tế, chính trị của nông dân, Đảng và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quyết định
A. cải tạo quan hệ sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội.
B. đẩy mạnh phát động quần chúng thực hiện cải cách ruộng đất.
C. xây dựng chủ nghĩa xã hội, ưu tiên phát triển công nghiệp nặng.
D. khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh.
Câu 12. Hai cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược (1945 - 1975) đều được phát động trong điều kiện quốc tế như thế nào?
A. Có sự đồng thuận của phe xã hội chủ nghĩa
B. Cục diện hai cực, hai phe bao trùm thế giới
C. Được sự nhất trí của Liên Xô và Trung Quốc
D. Đang có sự hòa hoãn giữa các cường quốc.
Câu 13. Trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Việt Nam (1945-1975), chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 và chiến dịch HCM năm 1975 đều
A. có sự kết hợp với nổi dậy của quần chúng
B. có sự điều chỉnh phương châm tác chiến
C. tiêu diệt mọi lực lượng của đối phương
D. là những trận quyết chiến chiến lược.
Câu 14. Việc cải tạo quan hệ sản xuất ở miền Bắc Việt Nam trong giai đoạn 1958-1960 được thực hiện trên các lĩnh vực kinh tế, khâu chính là
A. Hợp tác hoá công nghiệp.
B. Hợp tác hoá thương nghiệp.
C. Hợp tác hoá nông nghiệp.
D. Hợp tác hoá ngân hàng.
Câu 15. Với chiến thắng của phong trào “Đồng khởi”, quân và dân miền Nam đã làm phá sản chiến lược chiến tranh nào của Mỹ?
A. “Chiến tranh đặc biệt”.
B. “Việt Nam hoá chiến tranh”.
C. “Chiến tranh cục bộ”.
D. “Chiến tranh đơn phương”.
Câu 16. Điểm giống nhau cơ bản giữa nghị quyết 15(1-1959) và nghị quyết 21(7-1973) của Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam là
A. Xác định kẻ thù là Mĩ và tập đoàn Nguyễn Văn Thiệu
B. Khẳng định con đường bạo lực cách mạng
C. Đấu tranh trên cả 3 mặt trận: chính trị- quân sự- ngoại giao.
D. Kiên quyết nắm vững chiến lược tiến công.
Câu 17. Từ năm 1954-1960, nhiệm vụ chủ yếu của nhân dân miền Bắc Việt Nam là
A. chống đế quốc Mĩ và tay sai, khôi phục kinh tế, cải tạo quan hệ sản xuất.
B. xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội, cải tạo quan hệ sản xuất.
C. khôi phục kinh tế, xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội.
D. hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, cải tạo quan hệ sản xuất.
Câu 18. Ở Việt Nam, Cách mạng tháng Tám (1945) và phong trào Đồng khởi (1959-1960) có điểm giống nhau là
A. có sự kết hợp giữa lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang
B. phát triển từ khởi nghĩa từng phần lên tổng khởi nghĩa
C. phát triển từ khởi nghĩa từng phần lên chiến tranh cách mạng
D. lực lượng vũ trang đóng vai trò quyết định thắng lợi
Câu 19. Sự kiện nào sau đây đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam Việt Nam (1954-1975)?
A. Phong trào Đồng khởi.
B. Chiến thắng Ấp Bắc.
C. Chiến thắng Bình Giã.
D. Chiến thắng Vạn Tường.
Câu 20. Nghị quyết 15 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (1959) đã quyết định
A. tiến hành chiến tranh du kích, xây dựng các căn cứ địa.
B. phát lệnh tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên toàn miền Nam.
C. để nhân dân nhân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng.
D. phái lực lượng ra miền Bắc chở vũ khí vào Nam đánh Mỹ.
Câu 21. Trong giai đoạn 1954 - 1958 của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, nhân dân miền Nam Việt Nam tập trung vào thực hiện nhiệm vụ nào sau đây?
A. Đấu tranh chống chế độ Mỹ - Diệm, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng.
B. Kết hợp đấu tranh chính trị hòa bình và khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền
C. Chuyển từ đấu tranh chính trị tiến lên đồng khởi trên khắp các tỉnh miền Nam.
D. Đấu tranh chính trị hòa bình để giữ gìn lực lượng, tổ chức tổng tuyển cử tự do.
Câu 22. Sự kiện nào sau đây trong giai đoạn 1954 - 1960 đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam Việt Nam?
A. Phong trào Đồng khởi.
B. Phong trào chống phá bình định.
C. Phong trào phá ấp chiến lược.
D. Phong trào "Ba sẵn sàng".
Câu 23. Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của phong trào “Đồng khởi" (1959 - 1960) ở miền Nam Việt Nam?
A. Lung lay tận gốc chính quyền Ngô Đình Diệm.
B. Đánh bại "Chiến tranh cục bộ" của đế quốc Mỹ.
C. Bước phát triển mới của cách mạng miền Nam.
D. Cách mạng miền Nam chuyển sang thế tiến công.
Câu 24. Trong giai đoạn từ 1954 đến 1958, mục tiêu đấu tranh chủ yếu của nhân dân miền Nam Việt Nam là
A. đòi Mỹ - Diệm thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ.
B. xây dựng và phát triển các lực lượng vũ trang.
C. chuẩn bị tổ chức các cuộc phản công quân sự.
D. xây dựng các căn cứ địa ở nông thôn, rừng núi.
Câu 25. Trong những năm 1954 - 1960, miền Bắc Việt Nam đã thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau, nhưng không có nhiệm vụ nào sau đây?
A. Xây dựng kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
B. Cải tạo quan hệ sản xuất, bước đầu phát triển kinh tế - xã hội.
C. Thực hiện khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh.
D. Hoàn thành việc cải cách ruộng đất để "người cày có ruộng".
Câu 26. Nội dung nào sau đây là hình thức đấu tranh chủ yếu chống chế độ Mỹ - Diệm của nhân dân miền Nam Việt Nam trong thời gian đầu sau Hiệp định Giơ-ne-vơ (1954)?
A. Tổng tiến công và nổi dậy.
B. Đấu tranh chính trị hòa bình.
C. Dùng bạo lực cách mạng.
D. Đấu tranh cải lương
Câu 27. Hai cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược (1945 - 1975) đều được phát động trong điều kiện quốc tế nào sau đây?
A. Có sự ủng hộ của phe xã hội chủ nghĩa.
B. Chiến tranh thế giới thứ hai đang đến hồi kết.
C. Quan hệ quốc tế đang có diễn biến phức tạp.
D. Xu thế toàn cầu hóa đã xuất hiện ở châu Âu.
Câu 28. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao Động Việt Nam lần thứ 15 (1-1959) có quyết định quan trọng nào sau đây?
A. Đấu tranh chính trị kết hợp đấu tranh vũ trang đề giành chính quyền.
B. Tiếp tục đấu tranh chính trị yêu cầu Mỹ thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ.
C. Đấu tranh chính trị chuẩn bị tổ chức tổng tuyển cử thống nhất đất nước.
D. Chỉ sử dụng bạo lực cách mạng đánh đổ chính quyền Mỹ - Diệm.