Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Chương 5 (có đáp án): Việt Nam từ khoảng thế kỉ VII trước công nguyên đến đầu thế kỉ X - Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Chương 5: Việt Nam từ khoảng thế kỉ VII trước công nguyên đến đầu thế kỉ X - Chân trời sáng tạo
Haylamdo biên soạn bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Chương 5: Việt Nam từ khoảng thế kỉ VII trước công nguyên đến đầu thế kỉ X hay, chi tiết sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Lịch Sử 6.
Trắc nghiệm Bài 15: Đời sống của người Việt thời Văn Lang, Âu Lạc
Trắc nghiệm Bài 17: Đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc thời kì Bắc thuộc
Trắc nghiệm Bài 18: Các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc trước thể kỉ X
Trắc nghiệm Bài 20: Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thể kỉ X
Trắc nghiệm Bài 14: Nhà nước Văn Lang, Âu Lạc
Câu 1: Nhà nước Văn Lang được thành lập vào khoảng thời gian nào?
A. Thế kỉ VII TCN.
B. Thế kỉ VII.
C. Thế kỉ III TCN.
D. Thế kỉ III.
Đáp án: A
Lời giải: Nhà nước Văn Lang được thành lập vào khoảng thế kỉ VII TCN (SGK Lịch Sử 6/ trang 72).
Câu 2: Nhà nước Âu Lạc được thành lập vào khoảng thời gian nào?
A. Thế kỉ VII TCN.
B. Thế kỉ VII.
C. Thế kỉ III TCN.
D. Thế kỉ III.
Đáp án: C
Lời giải: Nhà nước Âu Lạc được thành lập vào khoảng thế kỉ III TCN (SGK Lịch Sử 6/ trang 74).
Câu 3: Phạm vi lãnh thổ của nhà nước Văn Lang, Âu Lạc thuộc khu vực nào của Việt Nam hiện nay?
A. Nam Trung Bộ.
B. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
C. Nam Bộ.
D. Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
Đáp án: B
Lời giải: Phạm vi lãnh thổ của nhà nước Văn Lang, Âu Lạc thuộc khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ của Việt Nam hiện nay.
Câu 4: Kinh đô của nước Văn Lang được đặt ở
A. vùng cửa sông Tô Lịch.
B. Phong Khê (Đông Anh, Hà Nội).
C. vùng Phú Xuân (Huế).
D. Phong Châu (Việt Trì, Phú Thọ).
Đáp án: D
Lời giải: Kinh đô của nước Văn Lang được đặt ở Phong Châu (Việt Trì, Phú Thọ).
Trắc nghiệm Bài 15: Đời sống của người Việt thời Văn Lang, Âu Lạc
Câu 1: Phương tiện đi lại chủ yếu của của dân Văn Lang – Âu Lạc là
A. thuyền.
B. xe ngựa.
C. kiệu.
D. xe bò.
Đáp án: A
Lời giải: Phương tiện đi lại chủ yếu của của dân Văn Lang – Âu Lạc là thuyền (SGK Lịch Sử 6/ trang 79).
Câu 2: Nhà ở phổ biến của cư dân Văn Lang – Âu Lạc là
A. nhà sàn.
B. nhà trệt.
C. nhà tranh vách đất.
D. nhà lợp ngói.
Đáp án: A
Lời giải: Nhà ở phổ biến của cư dân Văn Lang – Âu Lạc là nhà sàn (SGK Lịch Sử 6/ trang 79).
Câu 3: Nội dung nào dưới đây mô tả đúng trang phục ngày thường của nam giới thời Văn Lang – Âu Lạc?
A. Mặc khố dài, để mình trần, đi quốc mộc.
B. Đóng khố ngắn, mình trần, đi chân đất.
C. Mặc khố dài, đội mũ cắm lông chim.
D. Đi quốc mộc, mặc khố ngắn, đội mũ gắn lông chim.
Đáp án: B
Lời giải: Ngày thường, nam giới người Việt cổ thường: đóng khố ngắn, mình trần, đi chân đất (SGK Lịch Sử 6/ trang 79).
Câu 4: Nội dung nào dưới đây mô tả không đúng trang phục thường ngày của phụ nữ thời Văn Lang – Âu Lạc?
A. Mặc váy.
B. Mặc Áo xẻ giữa.
C. Mặc yếm che ngực.
D. Mặc áo dài, váy xòe.
Đáp án: D
Lời giải: Ngày thường, nữ giới người Việt cổ thường mặc: váy, áo xẻ giữa, yếm che ngực => sử dụng phương án loại trừ, đáp án D đúng.
Câu 5: Nội dung nào dưới đây mô tả không đúng về thức ăn của cư dân Việt cổ?
A. Thức ăn chính là cơm nếp, cơm tẻ.
B. Ngày lễ, tết có thêm bánh chưng, bánh giầy.
C. Sử dụng lúa mạch, lúa mì để chế biến thức ăn.
D. Người dân biết làm mắm cá, muối chua rau củ…
Đáp án: C
Lời giải: Thức ăn chính của người Việt cổ là cơm nếp, cơm tẻ; ngày lễ, tết có thêm bánh chưng, bánh giầy, người dân biết làm mắm cá, muối chua rau củ… (SGK Lịch Sử 6/ trang 78) => sử dụng phương án loại trừ, đáp án C đúng.
....................................
....................................
....................................