Trắc nghiệm Lịch Sử 8 Chân trời sáng tạo Bài 16 (có đáp án): Nhật Bản
Haylamdo biên soạn và sưu tầm với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 8 Bài 16: Nhật Bản sách Chân trời sáng tạo có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 8.
Trắc nghiệm Lịch Sử 8 Chân trời sáng tạo Bài 16 (có đáp án): Nhật Bản
Câu 1. Thiên hoàng Minh Trị đã thực hiện giải pháp gì để đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng?
A. Nhờ cậy các nước tư bản phương Tây giúp đỡ.
B. Tiến hành cải cách trong nội bộ Mạc phủ Tô-ku-ga-oa.
C. Cải cách đất nước theo mô hình của các nước phương Tây.
D. Thiết lập chế độ Mạc phủ mới thay thế cho Mạc phủ Tô-ku-ga-oa.
Câu 2. Hiến pháp năm 1889 đã xác lập thể chế chính trị nào ở Nhật Bản?
A. Quân chủ chuyên chế.
B. Quân chủ lập hiến.
C. Cộng hòa đại nghị.
D. Cộng hòa Tổng thống.
Câu 3. Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản mang tính chất của một cuộc
A. cách mạng vô sản.
B. cách mạng tư sản.
C. chiến tranh giải phóng dân tộc.
D. cách mạng tư sản kiểu mới.
Câu 4. Nội dung nào không phản ánh đúng những chính sách cải cách của Thiên hoàng Minh Trị trên lĩnh vực kinh tế?
A. Thống nhất tiền tệ và thị trường.
B. Cho phép mua bán ruộng đất.
C. Xây dựng đường xá, cầu cống.
D. Kìm hãm kinh tế tư bản chủ nghĩa.
Câu 5. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng về cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản?
A. Diễn ra dưới hình thức chiến tranh giải phóng dân tộc.
B. Mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản chưa triệt để.
C. Diễn ra khi Nhật Bản đã là thuộc địa của tư bản phương Tây.
D. Thất bại, Nhật Bản lệ thuộc nặng nề vào các nước phương Tây.
Câu 6. Nội dung nào không phản ánh đúng những bài học kinh nghiệm Việt Nam có thể học hỏi được từ cuộc Duy tân Minh Trị của Nhật Bản để phục vụ cho công cuộc đổi mới đất nước hiện nay?
A. Quan tâm, đầu tư phát triển giáo dục, coi “giáo dục là quốc sách hàng đầu”.
B. Tiếp nhận, học hỏi có chọn lọc những giá trị văn hóa tiến bộ của thế giới.
C. Cải biến các giá trị văn hóa tiến bộ của thế giới cho phù hợp với Việt Nam.
D. Hạn chế sự giao lưu với thế giới bên ngoài để bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.
Câu 7. Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, quá trình tập trung tư bản và tập trung sản xuất, đưa tới sự xuất hiện của các công ti độc quyền là một biểu hiện của việc Nhật Bản đã
A. xóa bỏ được các hiệp ước bất bình đẳng.
B. phát triển theo hướng xã hội chủ nghĩa.
C. duy trì được chế độ quân chủ chuyên chế.
D. chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.
Câu 8.Trong những năm 1904 - 1905 Nhật Bản tiến hành cuộc chiến tranh với đế quốc nào?
A. Hà Lan.
B. Mĩ.
C. Anh.
D. Nga.
Câu 9. Đến đầu thế kỉ XX, thuộc địa của đế quốc Nhật Bản được mở rộng, bao gồm
A. vùng châu thổ sông Dương Tử và các nước Việt Nam, Lào, Campuchia.
B. vùng Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây và Đông Bắc Trung Quốc.
C. Đài Loan, bán đảo Liêu Đông, cảng Lữ Thuận, Triều Tiên, Sơn Đông,...
D. vùng châu thổ sông Dương Tử và vùng Đông Bắc của Trung Quốc.
Câu 10. Ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản đầu thế kỉ XX là gì?
A. Đàn áp phong trào đấu tranh của công nhân.
B. Đẩy mạnh xâm lược thuộc địa.
C. Bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản.
D. Giúp các nước châu Á bảo vệ độc lập.