X

Trắc nghiệm Lịch Sử 8 Chân trời sáng tạo

Trắc nghiệm Lịch Sử 8 Chân trời sáng tạo Bài 23 (có đáp án): Việt Nam đầu thế kỉ XX


Haylamdo biên soạn và sưu tầm với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 8 Bài 23: Việt Nam đầu thế kỉ XX sách Chân trời sáng tạo có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 8.

Trắc nghiệm Lịch Sử 8 Chân trời sáng tạo Bài 23 (có đáp án): Việt Nam đầu thế kỉ XX

Câu 1. Nội dung nào sau không phản ánh đúng mục đích của thực dân Pháp khi tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Đông Dương (1897 - 1914)?

A. Bù đắp thiệt hại cho cuộc chiến tranh xâm lược và bình định.

B. Bóc lột nhân dân thuộc địa để làm giàu cho chính quốc.

C. Khuếch trương công lao “khai hóa văn minh” của Pháp.

D. Bù đắp thiệt hại của Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Câu 2. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam diễn ra trong khoảng thời gian nào?

A. 1858 - 1884.

B. 1885 - 1896.

C. 1897 - 1914.

D. 1919 - 1929.

Câu 3. Trong quá trình khai thác thuộc địa Việt Nam lần thứ nhất, trên lĩnh vực kinh tế, thực dân Pháp không thực hiện chính sách nào dưới đây?

A. Giảm hoặc xóa bỏ các thứ thuế vô lí.

B. Cướt đoạt ruộng đất để lập đồn điền.

C. Tập trung khai thác than và kim loại.

D. Mở mang hệ thống giao thông vận tải.

Câu 4. Dưới tác động từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914) của thực dân Pháp, kinh tế Việt Nam có sự biến đổi như thế nào?

A. Nông nghiệp có bước phát triển mạnh, công thương nghiệp trì trệ.

B. Kinh tế chuyển biến cục bộ, cơ bản vẫn lạc hậu và lệ thuộc vào Pháp.

C. Kinh tế tư bản phát triển nhanh; hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới.

D. Nền công - thương nghiệp tư bản chủ nghĩa phát triển, nông nghiệp trì trệ.

Câu 5. Đầu thế kỉ XX, dưới tác động từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp (1897 - 1914), ở Việt Nam đã xuất hiện những lực lượng xã hội mới là

A. tư sản, nông dân và tiểu tư sản.

B. tư sản, công nhân và địa chủ.

C. công nhân, tư sản và tiểu tư sản.

D. tiểu tư sản thành thị và công nhân.

Câu 6. Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian dưới đây?

Đố ai qua Nhật, sang Tàu

Soạn thành Huyết lệ Lưu Cầu Tân thư

Hô hào vận động Đông Du

Kết đoàn với các sĩ phu khắp miền?”

A. Phan Châu Trinh.

B. Lương Văn Can.

C. Phan Bội Châu.

D. Lương Ngọc Quyến.

Câu 7. Trong những năm 1905 - 1908, Hội Duy Tân tổ chức

A. phong trào Đông Du.

B. phong trào Duy Tân.

C. ám sát các tên Việt gian.

D. vụ Hà thành đầu độc.

Câu 8. Năm 1906, Phan Châu Trinh cùng nhóm sĩ phu tiến bộ ở Quảng Nam đã

A. tổ chức phong trào Đông Du.

B. mở cuộc vận động Duy Tân.

C. tổ chức ám sát các tên Việt gian.

D. thành lập trường Đông Kinh nghĩa thục.

Câu 9. Phong trào chống thuế ở Trung Kì (1908) được châm ngòi từ

A. phong trào Đông du.

B. cuộc vận động Duy tân.

C. vụ Hà thành đầu độc.

D. phong trào Cần vương.

Câu 10. Điểm đến đầu tiên trong hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành là

A. Pháp.

B. Trung Quốc.

C. Nhật Bản.

D. Liên Xô.

Câu 11. Hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành trong những năm 1911 - 1918 có ý nghĩa như thế nào?

A. Đặt cơ sở cho việc xác định con đường cứu nước mới.

B. Xác lập mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam và thế giới.

C. Chuẩn bị về tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản.

D. Xác định được con đường cứu nước mới cho dân tộc.

Câu 12. Địa danh nào được đề cập đến trong câu đố sau?

“Nơi nào Bác đã ra đi,

Tìm đường cứu nước cũng vì non sông?”

A. Cảng Nhà Rồng.

B. Cảng Cái Lân.

C. Cảng Vân Đồn.

D. Cảng Vũng Áng.

Câu 13. Xu hướng bạo động và cải cách trong phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam đầu thế kỉ XX đều

A. không bị động trông chờ sự giúp đỡ từ bên ngoài.

B. xuất phát từ truyền thống yêu nước của dân tộc.

C. có sự kết hợp nhiệm vụ chống đế quốc và phong kiến.

D. do giai cấp tư sản khởi xướng và lãnh đạo.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 8 Chân trời sáng tạo có đáp án hay khác: