X

Mĩ thuật lớp 8

Mĩ thuật lớp 8 Bài 14: Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu của mĩ thuật Việt Nam giai đoạn 1954-1975


Mĩ thuật lớp 8 Bài 14: Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu của mĩ thuật Việt Nam giai đoạn 1954-1975

Với loạt bài soạn, giải bài tập Mĩ thuật lớp 8 Bài 14: Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu của mĩ thuật Việt Nam giai đoạn 1954-1975 sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập về nhà và soạn môn Mỹ thuật lớp 8 trước khi đến lớp.

Mĩ thuật lớp 8 Bài 14: Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu của mĩ thuật Việt Nam giai đoạn 1954-1975

Câu 1: Hãy kể tóm tắt tiểu sử và các tác phẩm tiêu biểu của họa sĩ: Trần Văn Cẩn, Nguyễn Sáng và Búi Xuân Phái.

Trả lời:

- Họa sĩ Trần Văn Cẩn (1910-1994), sinh tại Kiến An-Hải Phòng.

+ Tốt nghiệp trường cao đẳng Mĩ thuật Đông Dương khóa (1931-1936)

+ Năm 1933, ông cùng với Lê Phổ, Phạm Hậu, Nguyễn Khang, Trần Quang Trân, nghiên cứu về kỹ thuật sơn ta, để tìm cách pha chế để có thể vẽ được nhiều lớp sơn chồng lên nhau và mài, thể nghiệm thành công tranh sơn mài với sơn son, vỏ trứng.

+ Tháng 7/1948: tại Đại hội Văn nghệ toàn quốc, Trần Văn Cẩn được bầu vào Ban thường vụ Hội Văn nghệ Việt Nam.

+ Tháng 6/1954: Trần Văn Cẩn thay thế Tô Ngọc Vân (đã mất trong thời gian này) đảm nhiệm Hiệu trưởng trường Mĩ thuật và giữ cương vị này trong 15 năm (1954 -1969).

+ được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật

+ Tác phẩm: Con đọc bầm nghe (lụa), Nữ dân quân miền biển (sơn dầu), Mùa đông sắp đến (sơn mài)...

Tiêu biểu là tác phẩm sơn mài Tác nước đồng chiêm, 1958:

Đề tài sản xuất nông nghiệp ca ngợi cuộc sống lao động. phản ánh phong trào hợp tác hóa nông nghiệp ở nông thôn miền Bắc những năm đầu giải phóng. Hình ảnh 10 người đang tát nước gàu dây cảm giác là họ đang nhảy múa, thể hiện một sự say mê yêu đời trong khi lao động từ khoảng trống bên phải là mô đất và bụi tre có gió thổi làm lật lá, con cò đang đập cánh tìm chỗ đậu. Phía xa trong bức tranh là một dải ruộng chiêm ngập nước màu sáng. Tác giả đã khéo léo kết hợp giữa lối nhìn theo luật xa gần với lối vẽ viễn cận ước lệ truyền thống Việt Nam trong bố cục nhân vật, nhằm tạo chiều sâu của không gian mà vẫn phô bày được vẻ đẹp của nét và của hình các nhân vật.

Bố cục dàn thành 1 mảng chéo góc. Đây là một tác phẩm xuất sắc của họa sĩ Trần Văn Cẩn, nó không chỉ là một sự thành công của ông mà còn là thành công của hội họa Việt Nam lúc bấy giờ.

- Họa sĩ Nguyễn Sáng (1923-1988)

+ Tốt nghiệp trường Cao đẳng Mĩ thuật Đông Dương khóa (1941-1945).

+Tháng 8-1945, ông tham gia cách mạng ở Hà Nội.

+ Là hội viên ngành hội hoạ Hội Mĩ thuật Việt Nam từ 1957; Ủy viên Ban chấp hành Hội Mĩ thuật Việt Nam khoá I (1957- 1983); hoạ sĩ tổ sáng tác Hội Mĩ thuật Việt Nam.

+ 1946, ông lên chiến khu Việt Bắc tham gia nhiều chiến dịch như chiến dịch Biên giới, chiến dịch Điện Biên Phủ.

+ Được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật.

+ Tác phẩm: Giặt đốt làng tôi (1954); Thành đồng Tổ quốc (1978); Bộ đội trú mưa (1970); Thiếu nữ bên hoa sen (1972)...

Tiêu biểu là tác phẩm Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ (1963)

Dựng lại thời khắc hào hùng của những người chiến sĩ Điện Biên ngay tại chiến trường với ba nhóm nhân vật chính/phụ. Nhóm nhân vật trung tâm gồm ba chiến sĩ trong đó có một chiến sĩ trên đầu còn quấn băng với khẩu súng trong tay. Nhóm ba người này được liên kết chặt chẽ với hai chiến sĩ khác phía bên phải bức tranh bằng một cái bắt tay đầy quyết tâm. Góc trái là một chiến sĩ đang dìu đồng đội bị thương cho thấy ranh giới của sự sống và cái chết thật mong manh. Nhưng phía hậu cảnh lại là một chiến sĩ khác hối hả ra trận như thể sự mất mát đó chính là động lực và nhấn mạnh thêm bối cảnh khẩn trươTuyến các nhân vật được xây dựng theo chiều ngang, tạo khối chắc khỏe, giản lược bớt các đường cong lượn, nhiều đường thẳng. Chỉ có ba tông mầu chủ đạo của sơn mài, son, vàng bạc, then. Bố cục với những mảng miếng lớn, khúc triết và tuyến nhân vật dàn hàng ngang, gần như loại bỏ xa gần, tương quan sáng tối ước lệ không gò theo ánh sáng thật, ưu tiên lợi thế đồ họa mảng phẳng của sơn mài. Có thể cảm nhận được không gian trang nghiêm và tĩnh lặng của toàn bộ khung cảnh buổi kết nạp đảng, được diễn ra chóng vánh trong không gian chiến hàong của cuộc chiến.

- Họa sĩ Bùi Xuân Phái (1920-1988)

+ Ông tốt nghiệp khoa Hội họa trường Cao đẳng Mĩ thuật Đông Dương khóa 1941–1945.

+ Ông tham gia kháng chiến, tham dự triển lãm nhiều nơi.

+ Năm 1952 về Hà nội, sống tại nhà số 87 Phố Thuốc Bắc cho đến khi mất.

+ Năm 1956-1957 giảng dạy tại Trường Mĩ thuật Hà Nội.

+ Ông chuyên về chất liệu sơn dầu, đam mê mảng đề tài phố cổ Hà Nội.

+ Được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật

+ Tác phẩm: Hà Nội kháng chiến - Sơn dầu 1966; Xe bò trong phố cổ - Sơn dầu 1972; Phố vắng - Sơn dầu 1981; Hóa trang sân khấu chèo - Sơn dầu 1968; Sân khấu chèo - Sơn dầu 1968; Vợ chồng chèo - Sơn dầu 1967; Trước giờ biểu diễn – 1984...

Tiêu biểu là Phố cổ Hà Nội luôn được họa sĩ say mê khám phá, sáng tạo, những con phố vắng với những đường nét xô lệch, mái tường rêu phong, những đầu hồi và mái ngối đen sạm màu thời gian luôn xuất hiện trong tranh của ông.

Trong tác phẩm với đường nét thẳng là chủ đạo. Có rất nhiều đường thẳng kết nối lại với nhau tạo nên nhiều hình khối đa dạng, xen lẫn những đường cong từ những mái nhà, những con đường đã tạo nên một không gian chật chội. Với nhiều đường nét trong bố cục đã tạo nên một bức tranh sống động chứ không phải tĩnh lặng. Điều này cũng nói lên rằng, sự đổi mới cũng tạo nên một xã hội nên phố cổ càng sôi động hơn nhưng cũng bề bộn hơn và diện tích sinh hoạt của con người cũng bị thu hẹp.

Câu 2:Ngoài các họa sĩ và các tác phẩm đã nêu trong bài, em còn biết thêm những họa sĩ nào thuộc giai đoạn 1954-1975?

Trả lời:

+ Họa sĩ Hoàng Tích Chù :

- Là họa sĩ nổi danh trong lĩnh vực tranh sơn mài, với tác phẩm nổi tiếng nhất là Tổ đổi công. Ông được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt II về văn học nghệ thuật năm 2000. Wikipedia

- Sinh: 1912, Bắc Hà. Mất: 20 tháng 10, 2003

- Tác phẩm nổi bật: Tổ đổi công; Phong cảnh chùa Thầy; Hòa bình trên các vì sao

+ Họa sĩ Hoàng Trầm

- Hoạ sĩ Hoàng Trầm sinh năm 1928 tại Sài Gòn. Năm 1941 ông học vẽ ở trường Gia định rồi tham gia kháng chiến từ mùa thu 1945. Năm 1954, ông tập kết ra Bắc và tốt nghiệp trường Đại học Mĩ thuật Hà Nội năm 1964.

- Tác phẩm : Nữ pháo binh dân quân, Tự vệ Hà Nội, Tình quân dân, Bà mẹ kháng chiến, Dân quân miền núi, Lính kể chuyện, Trận địa mới, Lũ, Qua sông..

+ Họa sĩ Ngô Minh Cầu

- Sinh 1927. Mất 2009

- Tác phẩm Về nông thôn sản xuất (1958), Chiều về bản (1963), Cầu treo qua suối (1963)...

Tham khảo thêm các bài giải bài tập, soạn Mĩ Thuật lớp 8 ngắn gọn nhất, hay khác: