X

Mĩ thuật lớp 8

Mĩ thuật lớp 8 Bài 5: Một số công trình tiêu biểu của mĩ thuật thời Lê


Mĩ thuật lớp 8 Bài 5: Một số công trình tiêu biểu của mĩ thuật thời Lê

Với loạt bài soạn, giải bài tập Mĩ thuật lớp 8 Bài 5: Một số công trình tiêu biểu của mĩ thuật thời Lê sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập về nhà và soạn môn Mỹ thuật lớp 8 trước khi đến lớp.

Mĩ thuật lớp 8 Bài 5: Một số công trình tiêu biểu của mĩ thuật thời Lê

Câu 1: Hãy giới thiệu 1 số nét về kiến trúc chùa Keo.

Trả lời:

- Chùa Keo (tên chữ: Thần Quang tự) là một trong những ngôi chùa cổ ở Việt Nam được bảo tồn hầu như còn nguyên vẹn kiến trúc 400 năm tuổi.

- Diện tích toàn khu kiến trúc chùa rộng khoảng 58.000 m², gồm nhiều ngôi nhà làm thành những cụm kiến trúc khác nhau. Hiện nay toàn bộ kiến trúc chùa còn lại 17 công trình gồm 128 gian xây dựng theo kiểu "Nội công ngoại quốc".

- Gác chuông chùa Keo là một kiến trúc đẹp, cao 11,04 m, có 3 tầng mái,kết cấu bằng những con sơn chồng lên nhau. Bộ khung gác chuông làm bằng gỗ liên kết với nhau bằng mộng, nâng bổng 12 mái ngói với 12 đao loan uốn cong dáng vẻ thanh thoát, nhẹ nhàng. Gác chuông được dựng trên một nền gạch xây vuông vắn. Ở tầng một có treo một khánh đá cao 1,20 m. Tầng hai có quả chuông đồng lớn đúc năm 1686 cao 1,30 m, đường kính 1 m. Hai quả chuông nhỏ treo ở tầng ba và tầng thượng cao 0,62 m, đường kính 0,69 m đều được đúc năm 1796.

Câu 2: Miêu tả 1 số đặc điểm của tượng Phật bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay.

Trả lời:

- Tượng được dựng từ năm 1656 (thời Lê Trung Hưng), do nhà điêu khắc tài hoa Trương Thọ Nam tạc.

- Pho tượng được làm bằng gỗ phủ sơn, tĩnh tọa trên tòa sen với tổng chiều cao (cả phần bệ) là 3,7 mét với 42 cánh tay lớn và 952 cánh tay nhỏ.

- Trong mỗi lòng bàn tay có một con mắt tạo thành vòng hào quang tỏa sáng xung quanh pho tượng. Tổng số có 994 cánh tay và 994 con mắt, nhưng người dân đã khéo léo làm "tròn số" với cách nói ước lệ là "nghìn mắt nghìn tay".

- Các cánh tay lớn một đôi đặt trước bụng, một đôi chắp trước ngực, còn 38 tay kia đưa lên như đóa hoa sen nở. Phía trên đầu tượng lắp ghép 11 mặt người chia thành 4 tầng, trên cùng là tượng A-di-đà nhỏ. Vẻ đẹp "vô tiền khoáng hậu" của pho tượng là có tính tượng trưng cao với sự lồng ghép hàng ngàn chi tiết mà vẫn mạch lạc về bố cục, hài hòa trong diễn tả hình khối và đường nét.

Câu 3: Hình rồng trong chạm khắc trang trí trên đá của thời Lê có những đặc điểm gì?

Trả lời:

Rồng: Đầu rồng to, bờm lớn ngược ra sau, mào lửa mất hẳn, thay vào đó là một chiếc mũi to. Mép trên của miệng rồng vẫn kéo dài nhưng được vuốt gần như thẳng ra, bao quanh có một hàng vải răng cưa kết lại như hình chiếc lá. Răng nanh cũng được kéo dài lên phía trên và uốn xoăn thừng ở gốc. Lông mày vẫn giữ hình dáng biểu tượng ômêga, nhưng được kéo dài ra và đuôi vuốt chếch lên phía sau. Trên lông mày và chiếc sừng hai chạc, đầu sừng cuộn tròn lại. Rồng có râu ngắn và một chân trước thường đưa lên đỡ râu, tư thế thướng thấy ở các con rồng đời sau. Cổ rồng thường nhỏ hơn thân, một hiện tượng ít thấy ở những con rồng trước đó.

Tham khảo thêm các bài giải bài tập, soạn Mĩ Thuật lớp 8 ngắn gọn nhất, hay khác: