Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc - Ngữ văn lớp 12


Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc - Ngữ văn lớp 12

Qua bài học về tác giả, tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc Ngữ văn lớp 12 gồm nội dung chính về tác giả, bố cục, tóm tắt tác phẩm, dàn ý chi tiết, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, phương thức biểu đạt sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc.

Ngữ văn lớp 12 Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc - Ngữ văn lớp 12

Bài giảng: Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc - Cô Nguyễn Ngọc Anh (Giáo viên VietJack)

I. Đôi nét về tác giả Phạm Văn Đồng

- Phạm Văn Đồng sinh năm 1906, mất năm 2000, là một nhà cách mạng lớn của nước ta vào thế kỉ XX

- Quên quán: xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi

- Con đường cách mạng:

   + Tham gia các hoạt động yêu nước và cách mạng từ khi chưa đầy 20 tuổi

   + Từng bị thực dân Pháp bắt, kết tội và đày ra Côn Đảo

   + Đầu những năm 40 của thế kỉ XX, ông cùng một số đồng chí khác được giao nhiệm vụ xây dựng căn cứ địa cách mạng ở vùng biên giới Việt – Trung và sau đó được bầu vào Ủy ban dân tộc giải phóng

   + Sau cách mạng tháng Tám, ông có nhiều cống hiến to lớn trong việc xây dựng và quản lí nhà nước Việt Nam: trưởng phái đoàn tham dự các hội nghị như Hội nghị Giơ-ne-voe và đảm nhiệm các cương vị Bộ trưởng bộ tài chính, Bộ trưởng bộ ngoại giao, phó thủ tướng, thủ tướng...

- Ông còn là một nhà giáo dục tâm huyết và một nhà lí luận văn hóa văn nghệ lớn

- Sự nghiệp sáng tác: các bài hát nói, bài viết sâu sắc, mới mẻ, đầy hào hứng về tiếng Việt và các danh nhân văn hóa Việt Nam như Nguyễn Trãi, Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Chí Minh...

II. Đôi nét về tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc

I. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh ra đời

Bài viết được viết nhân kỉ niệm 75 năm ngày sinh Nguyễn Đình Chiểu (3-7-1888) và được đăng trên Tạp chí văn học tháng 7 năm 1963

2. Bố cục (3 phần)

- Phần 1 (từ đầu đến “cách đây một trăm năm”): Đặt vấn đề: Nguyễn Đình Chiểu – nhà thơ lớn của dân tộc

- Phần 2 (tiếp đó đến “hay của Lục Vân Tiên”): Giải quyết vấn đề

   + Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ yêu nước

   + Thơ văn yêu nước do Nguyễn Đình Chiểu sáng tác là tấm gương phản chiếu phong trào chống Pháp bền bỉ, oanh liệt của nhân dân Nam Bộ.

   + Truyện Lục Vân Tiên là tác phẩm lớn nhất của Nguyễn Đình Chiểu, phổ biến trong dân gian Nam Bộ

- Phần 3 (còn lại): Kết thúc vấn đề: Đời sống và sự nghiệp Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương sáng cho toàn dân tộc

3. Giá trị nội dung

Bằng cách nhìn, cách nghĩ sâu rộng, mới mẻ và nhiệt tình của một người gắn bó hết mình với đất nước với nhân dân, Phạm Văn Đống đã làm sáng tỏ mối quan hệ khăng khít giữa thơ văn Nguyễn Đình Chiểu với hoàn cảnh Tổ quốc lúc bấy giờ và với thời đại hiện nay. Đồng thời, tác giả hết lòng ca ngợi Nguyễn Đình Chiểu, một người trọn đời dùng cây bút làm vũ khí chiến đấu cho dân, cho nước, một ngôi sao sáng trong nền văn nghệ của dân tộc Việt Nam

4. Giá trị nghệ thuật

- Bố cục rõ ràng, mạch lạc, lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén

- Kết hợp chặt chẽ nghị luận với biểu cảm

- Hình ảnh, ngôn ngữ đặc sắc

III. Dàn ý phân tích Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc

Dàn ý

I. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về tác giả Phạm Văn Đồng

- Giới thiệu khái quát về tác phẩm “Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc” (hoàn cảnh ra đời, giá trị nội dung, nghệ thuật)

II. Thân bài

1. Đặt vấn đề: Nguyễn Đình Chiểu – nhà thơ lớn của dân tộc

- Vấn đề: Nguyễn Đình Chiểu phải được nghiên cứu và đề cao hơn nữa

- Hình ảnh ẩn dụ “ngôi sao”: "những vì sao có ánh sáng khác thường", "con mắt chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy". Điều này cho thấy vẻ đẹp của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu không phải là vẻ đẹp rực rỡ, bóng bẩy

- Ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu chưa sáng tỏ hơn trong bầu trời văn nghệ dân tộc vì:

   + Chỉ biết Nguyễn Đình Chiểu là tác giả của Lục Vân Tiên và hiểu tác phẩm này còn thiên lệch

   + Ít biết đến thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu

⇒ Cách đặt vấn đề độc đáo: nêu vấn đề, lí giải vấn đề, so sánh giàu hình ảnh, giàu tính hình tượng

2. Giải quyết vấn đề

a) Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ yêu nước

- Cuộc đời:

   + Đời sống và hoạt động của Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương anh dũng

   + Cuộc đời và thơ văn của ông là một chiến sĩ hi sinh, phấn đấu vì ngĩa lớn

→ Tác giả nhân mạnh khí tiết của người chí sĩ yêu nước

- Quan niệm sáng tác:

   + Học theo Khổng Tử: thơ văn thể hiện tahsi độ rõ ràng

   + Thơ văn thể hiện tư tưởng đạo đức nhân nghĩa

   + Dùng văn học làm vũ khí chiến đấu

→ Quan niệm văn học hết sức mới mẻ, tiến bộ

b) Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu

- Hoàn cảnh lịch sử nước ta trong 20 năm trời sau năm 1860:

   + Pháp xâm lược, nhà Nguyễn đầu hàng, nhân dân đứng lên chống Pháp bị thất bại

   + Phạm Văn Đồng đặt những sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu trong hoàn cảnh lúc bấy giờ - ông phản ánh trung thành những đặc điểm bản chất của giai đoạn lịch sử, làm sống lại phong trào kháng Pháp bền bỉ và oanh liệt…

→ Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu ra đời và phát triển trong hoàn cảnh đó

- Đặc sắc thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu:

   + Phần lớn là những bài văn tế: ngợi ca những nghãi sĩ dũng cảm, than khóc cho những anh hùng thất thế; ra đời trong thời kì khổ nhục và có tác dụng cổ vũ mạnh mẽm cho cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp.

   + Bài “Văn tế nghãi sĩ Cần Giuộc”: lần đầu tiên trong văn học xuát hiện tác phẩm xây dựng hình tượng người nghĩa sĩ xuất thân từ nông dân với những phẩm chất cao đẹp

   + Bài “Xúc cảnh”: những đóa hoa, hòn ngọc đẹp tạo nên diện mạo phong phú cho vẻ đẹp thơ văn Nguyễn Đình chiểu

- Nghệ thuật: lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh, ngôn ngữ trong sáng...

c) Tác phẩm Lục Vân Tiên

- Là tác phẩm lớn nhất của Nguyễn Đình chiểu và phổ biến trong dân gian:

   + Mang tư tưởng đạo đức gần gũi với nhân dân, là bản trường ca ca ngợi chính nghĩa, những đạo đức đáng quý ở đời

   + Kể chuyện nôm na, dễ hiểu, dễ nhớ

- Hạn chế của tác phẩm:

   + Những luân lí mà Nguyễn Đình Chiểu ca ngợi đã lỗi thời, có chỗ lời văn không hay lắm

   + Hạn chế không cơ bản

→ Đánh giá tác phẩm toàn diện, cách lập luận đòn bẩy

3. Kết thúc vấn đề: Đời sống và sự nghiệp Nguyễn Đình Chiểu là tấm gương sáng cho cả dân tộc

- Khẳng định, ngợi ca, tưởng nhớ Nguyễn Đình chiểu

- Bài học về mối quan hệ giữa văn học – nghệ thuật với đời sống, về sứ mệnh của người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa, tư tưởng

⇒ Cách kết thúc vấn đề ngắn gọn nhưng có ý nghĩa gợi mở, gợi sự đồng cảm trong lòng người đọc

III. Kết bài

- Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản

   + Nội dung: tác giả làm rõ mối quan hệ giữa thơ văn Nguyễn Đình Chiểu với hoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ, đồng thời, ca ngợi tài năng của Nguyễn Đình Chiểu – một ngôi sao sáng trong văn nghệ dân tộc

   + Nghệ thuật: bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ,...

- Suy nghĩ của bản thân về tác giả Nguyễn Đình Chiểu

Xem thêm các bài viết về Tác giả, tác phẩm Ngữ văn lớp 12 hay khác: