Tuyên ngôn độc lập - Ngữ văn lớp 12


Tuyên ngôn độc lập - Ngữ văn lớp 12

Qua bài học về tác giả, tác phẩm Tuyên ngôn độc lập Ngữ văn lớp 12 gồm nội dung chính về tác giả, bố cục, tóm tắt tác phẩm, dàn ý chi tiết, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, phương thức biểu đạt sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm tác phẩm Tuyên ngôn độc lập.

Ngữ văn lớp 12 Tuyên ngôn độc lập - Ngữ văn lớp 12

Bài giảng: Tuyên ngôn độc lập - Cô Nguyễn Ngọc Anh (Giáo viên VietJack)

I. Đôi nét về tác giả Hồ Chí Minh

Xem thêm: Tác giả Hồ Chí Minh

II. Đôi nét về tác phẩm Tuyên ngôn độc lập

I. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh ra đời

- Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. Phát xít Nhật, kẻ đang chiếm đóng nước ta đầu hàng đồng minh. Nhân dân ta giành được chính quyền trên cả nước

- Ngày 26 – 8-1945, Hồ Chí Minh từ Việt Bắc về tới Hà Nội, tại căn nhà số 48 Hàng Ngang, Người soạn thảo Tuyên ngôn độc lập

- Ngày 2 -9-1945, tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Người thay mặt Chính phủ lầm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam mới

2. Bố cục (3 phần)

- Phần 1 (từ đầu đến “không ai chối cãi được”): Nêu nguyên lí chung của bản Tuyên ngôn độc lập (Cơ sở lí luận của bản tuyên ngôn)

- Phần 2 (tiếp đó đến “phải được độc lập”): Tố cáo tội áo của giặc và khẳng định cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân ta (cơ sở thực tiễn của bản tuyên ngôn)

- Phần 3 (còn lại): lời tuyên bố độc lập và ý chí bảo vệ chủ quyền của dân tộc

3. Giá trị nội dung

- Tuyên ngôn độc lập là văn kiện lịch sử tuyên bố trước quốc dân, đồng bào và thế giới về việc chấm dứt chế độ thực dân, phong kiến ở nước ta, đánh dấu kỉ nguyên độc lập, tự do của nước Việt Nam mới

- Bản Tuyên ngôn vừa tố cáo mạnh mẽ tội ác của thực dân Pháp, ngăn chặn âm mưu tái chiếm nước ta của các thế lực thù địch và các phe nhóm có hội quốc tế, vừa bộc lộ tình cảm yêu nước, thương dân và khát vọng độc lập, tự do cháy bỏng của tác giả

4. Giá trị nghệ thuật

- Lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, chứng cứ xác thực

- Ngôn ngữ vừa hùng hồn, đanh thép khi tố cáo tội ác kẻ thù vừa chan chứa tình cảm, ngôn ngữ châm biếm sắc sảo

- Hình ảnh giàu sức gợi cảm

III. Dàn ý phân tích Tuyên ngôn độc lập

Dàn ý

I. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về tác giả Hồ Chí Minh (khái quát con người, quan điểm và phong cách sáng tác)

- Giới thiệu về tác phẩm Tuyên ngôn độc lập (hoàn cảnh sáng tác, ý nghãi lịch sử và ý nghãi văn học)

II. Thân bài

1. Cơ sở lí luận (Nguyên lí chung của bản Tuyên ngôn)

- Người trích dẫn hai bản tuyên ngôn của Pháp và Mĩ làm tiền đề lí luận cho bản Tuyên ngôn độc lập:

   + Tuyên ngôn độc lập của Mĩ năm 1776: “Tất cả mọi người ... quyền mưu cầu hạnh phúc”

   + Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp năm 1791: “Người ta sinh ra tự do ... bình đẳng về quyền lợi.”

- Ý nghĩa của việc trích dẫn:

   + Hồ Chí Minh tôn trọng và sử dụng hai bản tuyên ngôn của Pháp và Mĩ làm cơ sở lí luận, bởi đó là những lí lẽ đã dược tất cả mọi người thừa nhân

   + Nghệ thuât “gậy ông đập lưng ông”: Sử dụng lời lẽ của người Pháp để nói về họ nhằm mở cuộc tranh luận ngầm với họ

   + Đặt ngang hàng cuộc cách mạng và giá trị bản tuyên ngôn của nước ta với hai cường quốc, thể hiện lòng tự hào, tự tôn dân tộc

   + Tạo tiền đề lập luận cho mệnh đề tiếp theo

- Từ quyền dân tộc trong hai bản tuyên ngôn của Pháp và Mĩ, Hồ chí minh mở rộng ra thành quyền dân tộc: “Suy rộng ra…quyền tự do”. Điều này cho thấy sự vận dụng khéo léo, sáng tạo và cách lập luận chặt chẽ của tác giả

⇒ Bẳng lập luận chặt chẽ, chứng cứ xác thực, Hồ chí Minh đã khẳng định quyền bình đẳng, tự do của mỗi dân tộc trong đó có dân tộc Việt Nam làm nguyên lí chung cho bản tuyên ngôn

2. Cơ sở thực tiễn (Tố cáo tội áo của giặc và khẳng định cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân ta)

a) Tố cáo tội ác của giặc

- Vạch rõ bản chất “khai hóa” của thực dân Pháp: thực dân Pháp đã thi hành những chính sách độc ác, dã man trên đất nước ta trên tất cả mọi lĩnh vực từ kinh tế, chính trị đến văn hóa, xã hội

- Vạch trần thực chất công cuộc “bảo hộ” nước ta của thực dân Pháp: Pháp quỳ gối đầu hàng mở cửa nước ta rước Nhật, trong vòng 5 năm, hai lần bán nước ta cho Nhật

- Chỉ rõ luận điệu xảo trá, vạch rõ tội ác của giặc: đầu hàng Nhật, khủng bố Việt Minh, giết tù chính trị của ta

b) Cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân ta

- Nhân dân Việt Nam đã đứng về phe đồng minh, chống phát xít Nhật; nhân dân Việt Nam cướp chính quyền từ tay Nhật chứ không phải từ tay Pháp

- Kết quả:

   + Kế Thoát li quan hệ với Pháp, xóa bỏ hiệp ước Pháp đã kí, xóa bỏ mọi đặc quyền của Pháp.

   + Kêu gọi nhân dân VN đoàn kết chống lại âm mưu của Pháp

   + Tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế: kêu gọi cộng đồng quốc tế công nhận độc lập tự do của VN..

   + Ta anh dũng chống phát xít, phải được tự do độc lập

3. Lời tuyên bố độc lập và ý chí bảo vệ chủ quyền dân tộc

- Lời khẳng định nền độc lập nhắn gọn, đanh thép, trang trọng và đầy sức thuyết phục: “Nước Việt Nam có quyền... nước tự do, độc lập”

- Ý chí kiên quyết bảo vệ nền độc lập, tự do cho dân tộc

III. Kết bài

- Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản

   + Nội dung: bản tuyên ngôn tố cáo tội ác của kẻ thù, ngăn chặn âm mưu của các thế lực thù địch, đồng thời cho thấy tấm lòng yêu nước thương dân của tác giả

   + Nghệ thuật: nghệ thuật lập luận chặt chẽ, bố cục rõ ràng, chững cứ xác thực, sự kết hợp hài hòa giữa nghị luận và biểu cảm

- Cảm nghĩ của bản thân: Tuyên ngôn độc lập là áng văn chính luận mẫu mực, cho thấy tấm lòng và tài năng của Chủ tích Hồ Chí Minh.

Bài giảng: Tuyên ngôn độc lập - Cô Vũ Phương Thảo (Giáo viên VietJack)

Xem thêm các bài viết về Tác giả, tác phẩm Ngữ văn lớp 12 hay khác: