2Al + 3Fe(NO3)2 → 3Fe + Al(NO3)3 - Cân bằng phương trình hoá học
Phản ứng hoá học:
2Al + 3Fe(NO3)2 → 3Fe + Al(NO3)3
Điều kiện phản ứng
- Nhiệt độ
Cách thực hiện phản ứng
- Cho Nhôm vào dung dịch Fe(NO3)2
Hiện tượng nhận biết phản ứng
- Nhôm tan dần trong dung dịch Sắt II nitrat, đồng thời xuất hiện lớp sắt màu trắng xanh
Bạn có biết
Nhôm đẩy được các kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối của chúng
Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Hiện tượng nào xảy ra khi cho từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3 ?
A. Ban đầu không thấy hiện tượng, sau đó kết tủa xuất hiện
B. Xuất hiện kết tủa keo trắng ngay lập tức, sau đó kết tủa tan dần
C. Ban đầu không thấy hiện tượng, sau đó kết tủa xuất hiện, rồi tan dần.
D. Xuất hiện kết tủa keo trắng ngay lập tức và không tan,
Đáp án: B
Ví dụ 2: Trong các cặp chất sau đây, cặp chất nào có thể cùng tồn tại trong một dung dịch?
A. AlCl3 và Na2CO3
B. HNO3 và NaHCO3
C. NaAlO2 và KOH
D. NaCl và AgNO3
Đáp án: C
Hướng dẫn giải
NaAlO2 và KOH không xảy ra phản ứng hóa học
Ví dụ 3: Kết luận nào sau đây không đúng với nhôm?
A. Có bán kính nguyên tử lớn hơn Mg.
B. Là nguyên tố họ p
C. Là kim loại mà oxit và hidroxit lưỡng tính.
D. Trạng thái cơ bản nguyên tử có 1e độc thân.
Đáp án: A
Hướng dẫn giải
Mg thuộc nhóm IIA, Al thuộc nhóm IIIA và cùng thuộc chu kì 3 → bán kính của Mg > Al