X

Wiki 3000 Phương trình hóa học

CrO3 + H2O → H2CrO4 - Cân bằng phương trình hoá học


Phản ứng hoá học:

   CrO3 + H2O → H2CrO4

Điều kiện phản ứng

- Không có.

Cách thực hiện phản ứng

- Cho oxit CrO3 vào cốc thủy tinh sau đó cho nước vào.

Hiện tượng nhận biết phản ứng

- Chất rắn màu đỏ thẫm Crom VI oxit (CrO3) tan dần trong dung dịch và dung dịch có màu vàng.

Bạn có biết

- CrO3 là 1 oxit axit tác dụng với nước tạo thành axit.

Hay lắm đó

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Phát biểu nào sau đây là sai?

A. CrO3 là oxit axit, tác dụng với nước tạo dung dịch chứa H2CrO4 và H2Cr2O7.

B. Trong các hợp chất, crom có số oxi hóa đặc trưng là +2, +3 và +6.

C. Cr2O3 là oxit lưỡng lính, tác dụng được với dung dịch NaOH loãng và dung dịch HCl loãng.

D. Đốt cháy crom trong lượng oxi dư, thu được oxit crom (III).

Hướng dẫn giải

Đáp án C

A. Đúng, CrO3 là oxit axit khi tác dụng với nước tạo dung dịch chứa 2 axit H2CrO4 và H2Cr2O7.

B. Đúng, Trong các hợp chất, crom có số oxi hóa đặc trưng là +2, +3 và +6.

C. Sai, Cr2O3 là oxit lưỡng lính, tác dụng được với dung dịch HCl loãng nhưng không tan trong NaOH loãng, chỉ tác dụng với NaOH đặc nóng hoặc nóng chảy.

D. Đúng, Đốt cháy crom trong lượng oxi dư, thu được Cr2O3.

Ví dụ 2: Phản ứng nào sau đây không đúng?

A. 2CrO3 + 2NH3 → Cr2O3 + N2 ↑ + 3H2O.

B. 4CrO3 + 3C → 2Cr2O3 + 3CO2 ↑.

C. 4CrO3 + C2H5OH → 2Cr2O3 + 2CO2 ↑ + 3H2O.

D. CrO3 + 6HCl → CrCl2 + 2Cl2 ↑ + 3H2O.

Hướng dẫn giải

Đáp án D

Vì CrO3 là oxit axit không tác dụng được với axit.

Ví dụ 3: Chất nào sau đây không lưỡng tính?

A. CrO3

B. Cr2O3

C. Cr(OH)3

D. Al2O3

Hướng dẫn giải

Đáp án A

Vì CrO3 là 1 oxit axit.

Xem thêm các phương trình hoá học vô cơ và hữu cơ chi tiết, hay khác: