Mg(NO3)2 + 3Cu +8HCl → 3CuCl2 + MgCl2 + 2NO↑ + 4H2O - Cân bằng phương trình hoá học
Phản ứng hoá học:
Mg(NO3)2 + 3Cu +8HCl → 3CuCl2 + MgCl2 + 2NO↑ + 4H2O
Điều kiện phản ứng
- Phản ứng xảy ra ở điều kiện thường.
Cách thực hiện phản ứng
- Nhỏ dung dịch Mg(NO3)2 vào ống nghiệm có chứa mẩu Cu, quan sát. Sau đó tiếp tục nhỏ thêm một vài giọt HCl.
Hiện tượng nhận biết phản ứng
- Thoát ra khí không màu, hóa nâu trong không khí.
Bạn có biết
- Trong môi trường trung tính ion nitrat không thể hiện tính oxi hóa. Trong môi trường axit ion nitrat thể hiện tính oxi hóa như HNO3.
Ví dụ minh họa
Ví dụ 1:
Hiện tượng xảy ra khi nhỏ dung dịch Mg(NO3)2 vào ống nghiệm có chứa lá đồng là
A. xuất hiện kết tủa trắng.
B. Cu tan dần tạo dung dịch xanh, Mg sinh ra bám ngoài lá đồng.
C. có khí không màu hóa nâu trong không khí thoát ra.
D. không có hiện tượng gì.
Hướng dẫn giải:
Cu không phản ứng với Mg(NO3)2.
Đáp án D.
Ví dụ 2:
Nhỏ dung dịch Mg(NO3)2 vào ống nghiệm có chứa mẩu Cu, sau đó tiếp tục nhỏ thêm một vài giọt HCl, sau phản ứng thấy thoát ra khí NO. Tổng hệ số cân bằng ( tối giản ) của các chất tham gia phản ứng là
A. 12. B. 11. C. 13. D. 15.
Hướng dẫn giải:
Mg(NO3)2 + 3Cu +8HCl → 3CuCl2 + MgCl2 + 2NO↑ + 4H2O
Đáp án A.
Ví dụ 3:
Thể tích khí NO ở đktc thoát ra khi cho 0,96g Cu phản ứng hoàn toàn với hỗn hợp Mg(NO3)2 và HCl là
A. 0,224 lít. B. 2,24 lít. C. 3,36 lít. D. 4,48 lít.
Hướng dẫn giải:
áp dụng định luật bảo toàn số mol e
2.nCu = 3. nNO → nNO = 0,01 mol
V = 0,01. 22,4 =0,224 lít.
Đáp án A.