Đọc thông tin, liệt kê biểu hiện của khách quan, công bằng và thiếu khách quan, thiếu công bằng


Đọc thông tin, liệt kê biểu hiện của khách quan/công bằng và thiếu khách quan/thiếu công bằng theo gợi ý trong bảng.

Giải SBT Giáo dục công dân 9 Bài 4: Khách quan và công bằng - Cánh diều

Câu 6 trang 31 sách bài tập GDCD 9: Đọc thông tin, liệt kê biểu hiện của khách quan/công bằng và thiếu khách quan/thiếu công bằng theo gợi ý trong bảng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh trong một lần làm việc với cán bộ Ban Tuyên huấn Trung ương Đảng đã nói: Hôm nay, Bác mời các chú đến để bàn cách thực hiện,... Các chú có ý kiến gì trái với Bác thì cứ nói, nhất trí rồi thì về mới làm tốt được. Không nên Bác nói gì, các chú cứ ghi vào số mà trong bụng thì chưa thật rõ, rồi các chú không làm, hay làm một cách qua loa.

Khi Bác nghe một đồng chí trình bày về cách phân công xuất bản sách Người tốt, việc tốt, Bác đã nói: Các chú định ngành nào, giới nào thì nêu cao người của ngành ấy, giới ấy có phải như thế không? Vậy theo các chú, con gái có cần phải học con trai, học anh em, chồng con mình không? Con trai có cần phải học con gái không? Trẻ em có cần phải học người già không? Bộ đội có cần phải học nhân dân không? Tiền tuyến có cần phải học hậu phương không? Anh hùng, chiến sĩ có cần học những người bình thường không? Cán bộ, đảng viên có cần phải học quần chúng nhân dân không? Cấp trên có cần phải học cấp dưới không? Một người phải biết học nhiều người.

Bác cǎn dặn: Muốn làm cho mọi người đều tốt cả thì cán bộ phải tự giáo dục và rèn luyện hằng ngày. Người xưa còn biết tu thân, mỗi buổi tối kiểm điểm mình và dùng hai cái lọ đen, trắng để ghi việc tốt xấu,...Trước đây, khi cách mạng còn trong bóng tối, chúng ta chỉ có hai bộ quần áo nâu, đi công tác thì ba lô lên vai mà đi bộ. Nay cán bộ ta đi công tác có xe đạp, có ô tô. Nhưng một số người lại để cho chủ nghĩa cá nhân nảy nở. Đã có xe rồi lại “phấn đấu” để có xe đẹp hơn, chiếm mất phần của người khác,...

(Theo Di sản Hồ Chí Minh, Thư gửi thanh niên, NXB Trẻ, 2021, trang 279-294)

Biểu hiện của khách quan

Biểu hiện của thiếu khách quan

Biểu hiện của công bằng

Biểu hiện của thiếu công bằng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trả lời:

Biểu hiện của

khách quan

Biểu hiện của thiếu khách quan

Biểu hiện của công bằng

Biểu hiện của

thiếu công bằng

- Bác Hồ khuyến khích cán bộ có ý kiến trái với mình để thảo luận, đảm bảo mỗi người đều hiểu rõ trước khi thực hiện.

- Những cán bộ không nêu ý kiến trái với Bác và ghi vào sổ mà trong lòng chưa rõ, làm việc qua loa, không khách quan.

- Bác Hồ nhấn mạnh rằng mỗi người, bất kể giới tính, độ tuổi, vị trí hay vai trò, đều có thể học hỏi từ người khác, thể hiện sự tôn trọng và công bằng giữa mọi người.

- Một số cán bộ để chủ nghĩa cá nhân phát triển, "phấn đấu" để có xe đẹp hơn, chiếm phần của người khác.

- Bác Hồ đưa ra quan điểm rằng mọi người đều cần học hỏi lẫn nhau, kể cả cấp trên học từ cấp dưới và ngược lại.

- Phân chia vai trò, công nhận chỉ những cá nhân nổi bật trong ngành mà không khuyến khích sự học hỏi lẫn nhau giữa các nhóm người.

- Bác Hồ khuyến khích cán bộ tự rèn luyện và giáo dục bản thân hàng ngày, không để chủ nghĩa cá nhân chi phối, giúp duy trì sự công bằng trong phân chia lợi ích và quyền lợi.

- Một số cán bộ đã có xe nhưng vẫn cố gắng đạt được những phương tiện tốt hơn, bỏ qua sự công bằng với người khác.

Lời giải sách bài tập GDCD 9 Bài 4: Khách quan và công bằng hay khác:

Xem thêm các bài giải sách bài tập Giáo dục công dân lớp 9 Cánh diều hay, chi tiết khác: