Phân tích suy nghĩ, hành động của các nhân vật trong từng trường hợp dưới đây
Phân tích suy nghĩ, hành động của các nhân vật trong từng trường hợp dưới đây để làm rõ ý nghĩa của khách quan, công bằng tác hại của thiếu khách quan.
Giải SBT Giáo dục công dân 9 Bài 4: Khách quan và công bằng - Cánh diều
Câu 7 trang 32 sách bài tập GDCD 9: Phân tích suy nghĩ, hành động của các nhân vật trong từng trường hợp dưới đây để làm rõ ý nghĩa của khách quan, công bằng tác hại của thiếu khách quan.
Trường hợp 1: Anh H phát hiện thấy trong quy trình sản xuất của đối tác có lỗi kĩ thuật. Vì là người mới chuyển đến, lại sợ ảnh hưởng đến mối quan hệ với đối tác nên anh H phân vân về việc có nên báo sự việc này với công ty không. Cuối cùng anh quyết định đến gặp Ban Giám đốc để báo cáo. Sau đó, đối tác đã có những hoạt động khắc phục và bồi hoàn tổn thất do lỗi kĩ thuật, mối quan hệ giữa công ty và đối tác vẫn ngày càng tốt đẹp. Anh H cảm thấy tự tin hơn trong công việc và các mối quan hệ ở công ty mới.
Trường hợp 2: Cô M được phân công chủ nhiệm lớp 9A1, cô luôn đánh giá học sinh dựa trên năng lực và sự cố gắng thực sự của mỗi em. Việc làm của cô M giúp học sinh thấy mình được tôn trọng, các em cố gắng, tự giác hơn trong học tập và tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng. Nhờ đó, lớp 9A1 đã trở thành tập thể đoàn kết, gắn bó, yêu thương nhau, các em luôn tin tưởng và tôn trọng giáo viên của mình.
Trường hợp 3: Chị V thường xuyên đăng tải các bài viết trên mạng xã hội thể hiện quan điểm cá nhân về các vấn đề phát sinh trong khu dân cư. Một số cư dân đồng tình, ủng hộ quan điểm của chị V, trong khi một số khác thì đặt nghi vấn về tính chân thực và động cơ của chị V. Gần đây, chị V đã đưa tin trong khu dân cư có anh N có dính dáng đến một vụ án, tuy sau đó đã xác định anh N không có liên quan gì, nhưng những thông tin sai lệch mà chị V đăng đã gây phiền toái và bất an cho anh N và gia đình, mối quan hệ giữa chị V và anh N theo đó mà trở nên căng thẳng. Sự việc này đã làm tăng thêm khó khăn khi giải quyết các vấn đề phát sinh trong khu dân cư, gây ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa các cư dân trong khu dân cư.
Trả lời:
Trường hợp 1: Anh H trong công ty
- Khách quan, công bằng: Anh H báo cáo lỗi kỹ thuật giúp công ty sửa sai, duy trì mối quan hệ đối tác tốt.
- Tác hại của thiếu khách quan, công bằng: Nếu giấu lỗi, công ty chịu tổn thất và mất uy tín.
Trường hợp 2: Cô M và lớp 9A1
- Khách quan, công bằng: Cô M đánh giá dựa trên năng lực thực sự, giúp học sinh thấy được tôn trọng, lớp học gắn kết.
- Tác hại của thiếu khách quan, công bằng: Thiên vị sẽ làm học sinh mất động lực và gây chia rẽ trong lớp.
Trường hợp 3: Chị V trên mạng xã hội
- Thiếu khách quan, công bằng: Chị V đăng tin sai lệch gây tổn thương cho anh N và làm căng thẳng quan hệ cư dân.
- Tác hại của thiếu khách quan, công bằng: Mất niềm tin, làm tăng mâu thuẫn trong cộng đồng.
Lời giải sách bài tập GDCD 9 Bài 4: Khách quan và công bằng hay khác: