Vì sao Trần Thủ Độ lại thưởng vàng, lụa cho người quân hiệu, Hành động này có ý nghĩa gì


Đọc câu chuyện

Giải SBT Giáo dục công dân 9 Bài 4: Khách quan và công bằng - Cánh diều

Câu 8 trang 32 sách bài tập GDCD 9: Đọc câu chuyện

TRẦN THỦ ĐỘ - CÔNG THẦN HIẾM CÓ

Trần Thủ Độ (1194 - 1264), người Lưu Xá, huyện Ngự Thiên, lộ Long Hưng (nay là xã Canh Tân, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình), ông là người sáng lập và trực tiếp lãnh đạo công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước những năm đầu thời kì nhà Trần. Trần Thủ Độ là người thẳng thắn, nghiêm túc, ông không phân biệt giàu nghèo, sang hèn, bất cứ ai, dù là đối tượng nào, ở vị trí nào đi chăng nữa, nếu vi phạm đều bị xử lí theo đúng pháp luật.

Sử sách có ghi lại: Vợ của Trần Thủ Độ có lần ngồi kiệu đi qua thềm cấm, bị quân hiệu ngăn lại, về khóc và mách với Trần Thủ Độ. Ông sai đi bắt người quân hiệu đó và vặn hỏi, người quân hiệu ấy cứ theo sự thực trả lời. Trần Thủ Độ nói: “Ngươi ở chức thấp mà giữ được luật pháp, ta còn trách gì nữa.”. Ông lấy vàng, lụa thưởng rồi cho về.

Có lần Quốc mẫu xin riêng cho một người làm câu đương (người giữ việc bắt bớ, áp giải trong làng). Trần Thủ Độ gật đầu, rồi ghi họ tên, quê quán của người đó. Khi xét đến xã ấy, hỏi tên ấy ở đâu, người đó mùng rỡ chạy đến. Thủ Độ nói: “Ngươi vì có công chúa xin cho được làm câu đương, không thể ví với những câu đương khác được, phải chặt một ngón chân để phân biệt với người khác.”. Người đó kêu van xin, mãi ông mới tha cho.

Khi vua Trần Thái Tông muốn cho người anh của Trần Thủ Độ là An Quốc làm Tể tướng. Ông tâu: “An Quốc là anh thần, nếu cho giỏi hơn thần thì thần xin trí sĩ (nghỉ việc), nếu cho thần giỏi hơn An Quốc thì không thể cử An Quốc...”.

(Theo Đại Việt sử kí toàn thư, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1993)

b) trang 32 sách bài tập GDCD 9: Vì sao Trần Thủ Độ lại thưởng vàng, lụa cho người quân hiệu? Hành động này có ý nghĩa gì? Nếu Trần Thủ Độ chấp thuận và làm theo mong muốn của Quốc mẫu và sự sắp xếp của Vua thì điều gì sẽ xảy ra? Vì sao?

Trả lời:

Trần Thủ Độ khen thưởng vì người quân hiệu đã giữ vững luật pháp, dù đối diện với người quyền quý. Hành động này thể hiện sự trân trọng sự công bằng, không thiên vị.

- Nếu Trần Thủ Độ làm theo mong muốn của Quốc mẫu và vua Trần Thái Tông:

- Nếu ông đồng ý, sẽ tạo ra sự bất công trong bộ máy nhà nước, làm suy yếu lòng tin vào pháp luật, gây mâu thuẫn và thiên vị trong xã hội.

Ý nghĩa: Trần Thủ Độ đã đặt lợi ích quốc gia và sự công bằng lên hàng đầu, giúp củng cố niềm tin vào pháp luật và công bằng.

Lời giải sách bài tập GDCD 9 Bài 4: Khách quan và công bằng hay khác:

Xem thêm các bài giải sách bài tập Giáo dục công dân lớp 9 Cánh diều hay, chi tiết khác: