Giải SBT Hóa 10 trang 25 Kết nối tri thức
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải Giải SBT Hóa 10 trang 25 sách Kết nối tri thức. Với lời giải chi tiết nhất hy vọng sẽ giúp học sinh dễ dàng nắm được cách làm bài tập Sách bài tập Hóa học 10.
Giải SBT Hóa học 10 trang 25 Kết nối tri thức
Bài 9.7 trang 25 SBT Hóa học 10: Nêu mối quan hệ giữa xu hướng biến đổi bán kính nguyên tử với độ âm điện của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn và giải thích.
Lời giải:
- Trong chu kì, đi từ trái qua phải bán kính nguyên tử giảm và độ âm điện tăng: do khi điện tích hạt nhân tăng (số electron lớp ngoài cùng tăng), lực hút giữa hạt nhân với electron lớp ngoài cùng tăng dẫn đến bán kính nguyên tử giảm và khả năng thu electron tăng dẫn đến độ âm điện tăng.
- Trong nhóm A, từ trên xuống dưới bán kính nguyên tử tăng và độ âm điện giảm: do khi số lớp electron tăng, lực hút giữa hạt nhân với electron lớp ngoài cùng giảm dẫn đến bán kính nguyên tử tăng và khả năng thu electron giảm dẫn đến độ âm điện giảm.
Như vậy, xu hướng biến đổi bán kính nguyên tử tỉ lệ nghịch với độ âm điện.
Bài 9.8 trang 25 SBT Hóa học 10: Dựa vào xu hướng biến đổi tính kim loại và phi kim của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn, cho biết
a) Nguyên tố nào có tính kim loại mạnh nhất. Nguyên tố nào có tính phi kim mạnh nhất.
b) Các nguyên tố kim loại và phi kim được phân bố ở khu vực nào trong bảng tuần hoàn.
c) Những nhóm nào gồm các kim loại mạnh nhất và phi kim mạnh nhất.
a) Xu hướng biến đổi tính kim loại, phi kim trong bảng tuần hoàn: Trong chu kì, tính phi kim tăng từ trái qua phải; theo nhóm A, tính kim loại tăng từ trên xuống dưới.
Nguyên tố có tính phi kim mạnh nhất là nguyên tố ở phía trên cùng bên phải trong bảng tuần hoàn, đó là fluorine (9F). Nguyên tố có tính kim loại mạnh nhất là nguyên tố ở phía dưới cùng bên trái trong bảng tuần hoàn, đó là francium (87Fr), nhưng Fr là nguyên tố phóng xạ không bền nên thực tế nguyên tố có tính kim loại mạnh nhất là caesium (55Cs).
b) Trong bảng tuần hoàn, nếu kẻ một đường chéo qua 5B, 14Si, 33As, 52Te và 85At thì phần bên phải (trừ các khí hiếm nhóm VIIIA) là các phi kim, còn phần bên trái (trừ 1H) là các kim loại. Ngoài ra dãy lanthanide và actinide đều là các kim loại.
c) Nhóm IA gồm các kim loại kiềm là các kim loại mạnh nhất, nhóm VIIA gồm các halogen là các phi kim mạnh nhất.
Bài 9.9 trang 25 SBT Hóa học 10: Methadone (C21H27NO), thường được sử dụng để giảm đau và được xem như là chất thay thế cho heroin (thuốc chữa cai nghiện)
a) Nêu vị trí các nguyên tố tạo nên methadone trong bảng tuần hoàn.
b) So sánh bán kính nguyên tử, độ âm điện và tính phi kim của các nguyên tố đó. Giải thích.
Lời giải:
a) Methadone có công thức phân tử C21H27NO được cấu tạo bởi các nguyên tố C, H, O, N.
Vị trí trong bảng tuần hoàn:
- Nguyên tố hydrogen ở ô số 1, chu kì 1, nhóm IA.
- Ba nguyên tố C, N, O đều nằm ở chu kì 2, trong đó carbon ở ô số 6 nhóm IVA, nitrogen ở ô số 7 nhóm VA và oxygen ở ô số 8 nhóm VIA.
b) – Độ âm điện: C < N < O, do trong một chu kì, độ âm điện tăng dần theo sự tăng của điện tích hạt nhân.
- Bán kính nguyên tử: C > N > O, do trong một chu kì, bán kính nguyên tử giảm dần theo sự tăng của điện tích hạt nhân.
- Tính phi kim: C < N < O, do trong một chu kì, tính phi kim tăng dần theo sự tăng của điện tích hạt nhân.
Bài 9.10 trang 25 SBT Hóa học 10: Nguyên tử X có kí hiệu
a) Xác định các giá trị: số proton, số electron, số neutron, số đơn vị điện tích hạt nhân và số khối của X.
b) Viết cấu hình electron nguyên tử X và nêu vị trí của X trong bảng tuần hoàn.
c) X là kim loại, phi kim hay khí hiếm? Giải thích.
d) Xác định công thức oxide ứng với hóa trị cao nhất, hydroxide tương ứng của X và nêu tính acid – base của chúng.
Lời giải:
a) Số đơn bị điện tích hạt nhân = số proton = số electron = 16.
Số khối = 32 và số neutron = 32 – 16 = 16.
b) Cấu hình electron: 1s22s22p63s23p4, ô số 16, chu kì 3, nhóm VIA.
c) Nguyên tố X là phi kim, do có 6 electron lớp ngoài cùng, dễ thu thêm electron để có cấu hình electron bão hòa theo quy tắc octet.
d) Hóa trị cao nhất của X với oxygen là VI, công thưc XO3 và là acidic oxide. Công thức hydroxide tương ứng H2XO4 và là acid.
Bài 9.11 trang 25 SBT Hóa học 10: Cho hai nguyên tố có số hiệu nguyên tử Z = 15 và Z = 62
a) Xác định vị trí của hai nguyên tố đó trong bảng tuần hoàn.
b) Viết cấu hình electron nguyên tử của hai nguyên tố đó và cho biết chúng là nguyên tố s, p, d hay f
c) Viết công thức oxide ứng với hóa trị cao nhất và hydroxide tương ứng của mỗi nguyên tố.
d) Nêu tính chất đơn chất và tính chất mỗi hợp chất trên.
Lời giải:
a) Vị trí trong bảng tuần hoàn:
Z = 15 ở ô số 15, chu kì 3, nhóm VA.
Z = 62 ở ô số 62, chu kì 6, nhóm IIIB.
b) Cấu hình electron:
Z = 15 ~ [10Ne]s23p3 và là nguyên tố p.
Z = 62 ~ [54Xe]4f66s2 và là nguyên tố f.
c) Công thức hợp chất:
Z = 15: oxide cao nhất X2O5; hydroxide H3XO4.
Z = 62: oxide cao nhất X2O3; hydroxide X(OH)3
d) Tính chất:
Z = 15: Phi kim trung bình; X2O5 acidic oxide; H3XO4 acid trung bình.
Z = 62: kim loại chuyển tiếp; X2O3 basic oxide; X(OH)3 base.
Lời giải Sách bài tập Hóa học lớp 10 Bài 9: Ôn tập chương 2 Kết nối tri thức hay khác: