Có 4 ống nghiệm: ống (1) chứa 3 mL nước cất ống (2) chứa 3 mL nước xà phòng
Sách bài tập Hóa học 12 Bài 2: Xà phòng và chất giặt rửa - Kết nối tri thức
Câu 2.15 trang 12 SBT Hóa học 12: Có 4 ống nghiệm: ống (1) chứa 3 mL nước cất; ống (2) chứa 3 mL nước xà phòng; ống (3) chứa 3 mL nước xà phòng và 3 giọt dung dịch CaCl2 bão hòa; ống (4) chứa 3 mL nước giặt rửa tổng hợp và 3 giọt dung dịch CaCl2 bão hòa. Cho vào mỗi ống nghiệm 3 giọt dầu ăn và lắc đều.
a) Trong ống nghiệm (1), dầu ăn không tan và chìm xuống dưới.
b) Trong ống nghiệm (2), dầu ăn tan tạo hỗn hợp đồng nhất.
c) Trong ống nghiệm (3) có xuất hiện kết tủa.
d) Trong ống nghiệm (4), dầu ăn tan tạo hỗn hợp đồng nhất.
Lời giải:
a) Sai vì dầu ăn nhẹ hơn nước nên nổi lên trên.
b) Đúng vì gốc kị nước của xà phòng hòa tan được dầu ăn tạo tạo hỗn hợp đồng nhất.
c) Đúng vì có phản ứng tạo kết tủa giữa gốc acid béo và ion Ca2+.
d) Đúng vì nước giặt rửa tổng hợp không tạo kết tủa với CaCl2 và hòa tan được CaCl2 tạo hỗn hợp đồng nhất.
Lời giải SBT Hóa 12 Bài 2: Xà phòng và chất giặt rửa hay khác:
Câu 2.1 trang 9 SBT Hóa học 12: Xà phòng và chất giặt rửa có đặc điểm chung nào sau đây? ....
Câu 2.2 trang 10 SBT Hóa học 12: Chất nào sau đây được sử dụng làm xà phòng? ....
Câu 2.3 trang 10 SBT Hóa học 12: Dung dịch nào sau đây là chất giặt rửa tự nhiên? ....
Câu 2.4 trang 10 SBT Hóa học 12: Sản phẩm của phản ứng nào sau đây dùng để sản xuất xà phòng? ....
Câu 2.6 trang 10 SBT Hóa học 12: Chất giặt rửa tổng hợp chủ yếu được sản xuất từ ....
Câu 2.8 trang 10 SBT Hóa học 12: Hợp chất nào sau đây được sử dụng làm chất giặt rửa tổng hợp? ....