SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 13 Cánh diều


Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải SBT KHTN 7 trang 13 trong Bài 4: Phân tử, đơn chất, hợp chất. Với lời giải ngắn gọn nhưng đủ ý hy vọng sẽ giúp học sinh dễ dàng nắm được cách làm bài tập Sách bài tập KHTN 7.

Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 13 Cánh diều

Bài 4.1 trang 13 sách bài tập KHTN 7: Hãy chọn phát biểu đúng trong các phát biểu dưới đây.

A. Phân tử là một nhóm gồm hai hay nhiều nguyên tử.

B. Phân tử là một nhóm gồm hai hay nhiều nguyên tử giống nhau liên kết với nhau.

C. Phân tử là một tập hợp gồm hai hay nhiều nguyên tử.

D. Phân tử là một nhóm gồm hai hay nhiều nguyên tử gắn kết với nhau bằng liên kết hóa học.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Phân tử là một nhóm gồm hai hay nhiều nguyên tử gắn kết với nhau bằng liên kết hóa học.

Bài 4.2 trang 13 sách bài tập KHTN 7: Chọn câu đúng trong các câu sau:

A. Các phân tử có số nguyên tử bằng nhau thì có khối lượng phân tử bằng nhau.

B. Các phân tử có khối lượng bằng nhau thì có số nguyên tử như nhau.

C. Các phân tử có khối lượng và số nguyên tử bằng nhau thì thuộc cùng một chất.

D. Các phân tử của một chất có khối lượng phân tử và số nguyên tử bằng nhau.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Các phân tử của một chất có khối lượng phân tử và số nguyên tử bằng nhau.

A sai ví dụ: CO2 và NO2 có số nguyên tử bằng nhau nhưng khối lượng phân tử khác nhau.

B sai ví dụ H3PO4 và H2SO4 đều có khối lượng 98 amu nhưng số nguyên tử khác nhau.

C sai ví dụ CO2 và N2O đều có khối lượng 44 amu và thuộc hai chất khác nhau.

Bài 4.3 trang 13 sách bài tập KHTN 7: Chọn câu đúng trong các câu sau:

A. Đơn chất là chất trong phân tử chỉ có một nguyên tử.

B. Đơn chất là chất mà phân tử gồm các nguyên tử có khối lượng bằng nhau.

C. Trong đơn chất, các nguyên tử hoàn toàn giống nhau.

D. Trong đơn chất, các nguyên tử có điện tích hạt nhân giống nhau.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

A sai vì phân tử đơn chất có thể có 2 nguyên tử như O2; Cl2 … hay có thể có tới 3 nguyên tử như O3

B và C sai vì đơn chất là những chất được tạo nên từ 1 nguyên tố hóa học. Lại có nguyên tố hóa học là tập hợp các nguyên tử có cùng proton (khác nhau số neutron) nên các nguyên tử cấu tạo nên đơn chất không hoàn toàn giống nhau và có thể có khối lượng khác nhau.

Bài 4.4 trang 13 sách bài tập KHTN 7: Nêu các ví dụ về phân tử được tạo thành từ:

a) Hai nguyên tử của cùng một nguyên tố.

b) Hai nguyên tử của hai nguyên tố khác nhau.

c) Ba nguyên tử của hai nguyên tố khác nhau.

Vẽ mô hình phân tử để minh họa cho mỗi ví dụ trên.

Lời giải:

Các ví dụ về phân tử:

a) Hai nguyên tử của cùng một nguyên tố: khí nitrogen (N2), khí chlorine (Cl2)…

Nêu các ví dụ về phân tử được tạo thành từ (ảnh 1)

b) Hai nguyên tử của hai nguyên tố khác nhau: hydrogen chloride (HCl); hydrogen fluoride (HF)…

Nêu các ví dụ về phân tử được tạo thành từ (ảnh 2)

c) Ba nguyên tử của hai nguyên tố khác nhau: nước (H2O), carbon dioxide (CO2) …

Nêu các ví dụ về phân tử được tạo thành từ (ảnh 3)

Bài 4.5 trang 13 sách bài tập KHTN 7: Cho khí methane vào bình kín, nung nóng ở nhiệt độ cao trong một thời gian thích hợp thì thu được carbon và khí hydrogen. Hãy cho biết methane là đơn chất hay hợp chất.

Lời giải:

Cho khí methane vào bình kín, nung nóng ở nhiệt độ cao trong một thời gian thích hợp thì thu được carbon và khí hydrogen nên trong methane có các nguyên tố C và H. Do đó methane là hợp chất.

Lời giải Sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 4: Phân tử, đơn chất, hợp chất Cánh diều hay khác:

Xem thêm lời giải Sách bài tập Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều hay, ngắn gọn khác: