SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 35 Cánh diều


Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải SBT KHTN 7 trang 35 trong Bài 14: Nam châm. Với lời giải ngắn gọn nhưng đủ ý hy vọng sẽ giúp học sinh dễ dàng nắm được cách làm bài tập Sách bài tập KHTN 7.

Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 35 Cánh diều

Bài 14.6 trang 35 sách bài tập KHTN 7: Hãy nêu một ví dụ về việc sử dụng tính chất nam châm hút các vật khác để làm một số bộ phận ở thiết bị trong gia đình. Bộ phận đó được cấu tạo và hoạt động như thế nào?

Lời giải:

Ví dụ như nam châm ở cánh cửa tủ lạnh, cánh cửa xe hơi có tác dụng hít cánh cửa làm nó tự đóng vào khi ở vị trí thích hợp và được khít hơn.

Hãy nêu một ví dụ về việc sử dụng tính chất nam châm hút (ảnh 1)

Bài 14.7 trang 35 sách bài tập KHTN 7: Cho 3 thanh giống hệt nhau, trong đó có cả thanh nam châm và thanh sắt. Xác định thanh nào là thanh nam châm, thanh nào là thanh sắt.

Lời giải:

Ta có thể xác định như sau: Cho một đầu của thanh 1 tiếp xúc vào giữa thanh 3, nếu có lực hút thì thanh 1 là nam châm. Nếu không có lực hút thì thanh 1 là thanh sắt. Làm tương tự đối với các thanh còn lại.

Cho 3 thanh giống hệt nhau trong đó có cả thanh nam châm và thanh sắt (ảnh 1)

Bài 15.1 trang 35 sách bài tập KHTN 7: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Mỗi thanh nam châm thẳng có hai cực.

B. Ở thanh nam châm thẳng, lực từ mạnh nhất ở giữa thanh.

C. Mỗi thanh nam châm chữ U chỉ có một cực.

D. Ở thanh nam châm chữ U, lực từ mạnh nhất ở giữa chữ U (phần cong nhất).

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

B sai vì ở thanh nam châm thẳng, lực từ mạnh nhất ở hai đầu cực của thanh.

C sai vì mỗi thanh nam châm chữ U có hai cực.

D sai vì ở thanh nam châm chữ U, lực từ mạnh nhất ở hai cực.

Bài 15.2 trang 35 sách bài tập KHTN 7: Phát biểu nào sau đây sai?

A. Xung quanh nam châm luôn có từ trường.

B. Xung quanh nam châm luôn có từ trường. Khi có nam châm khác đặt trong từ trường này thì nam châm đó sẽ chịu tác dụng của từ trường.

C. Xung quanh nam châm luôn có từ trường. Khi có vật có tính chất từ đặt trong từ trường này thì sẽ chịu tác dụng của từ trường.

D. Chỉ khi nam châm A (hay vật được làm từ vật liệu từ) đặt gần một nam châm B thì lúc đó xung quanh nam châm B mới xuất hiện một từ trường và từ trường này tác dụng lực từ lên nam châm A (hay tác dụng lực từ lên vật được làm từ vật liệu từ).

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

D sai vì xung quanh nam châm nào cũng có từ trường, không cần nam châm A thì nam châm B cũng có từ trường và tác dụng lực từ lên các vật liệu từ.

Bài 15.3 trang 35 sách bài tập KHTN 7: Khi dịch chuyển vật được làm từ vật liệu từ ra xa thanh nam châm đến khoảng cách nào đó, ta không còn thấy vật bị lực tác dụng của thanh nam châm nữa, vì ở khoảng cách xa đó, không có từ trường của thanh nam châm nữa. Nhận xét này đúng hay sai? Tại sao?

Lời giải:

Nhận xét này là sai. Những biểu hiện bị tác dụng lực như thay đổi tốc độ, thay đổi hướng chuyển động, biến dạng là vì lực từ tác dụng lên vật trong trường hợp này nhỏ hơn lực ma sát giữa chúng với các vật mà chúng tiếp xúc (ví dụ như mặt bàn, mặt giấy, …).

Lời giải Sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 14: Nam châm Cánh diều hay khác:

Xem thêm lời giải Sách bài tập Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều hay, ngắn gọn khác: