SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 36 Cánh diều


Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải SBT KHTN 7 trang 36 trong Bài 15: Từ trường. Với lời giải ngắn gọn nhưng đủ ý hy vọng sẽ giúp học sinh dễ dàng nắm được cách làm bài tập Sách bài tập KHTN 7.

Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 36 Cánh diều

Bài 15.4 trang 36 sách bài tập KHTN 7: Các hình nào dưới đây là sai?

Các hình nào dưới đây là sai (ảnh 1)

Lời giải:

Các hình sai là A, B, C, E, G và H.

A sai vì đường sức từ quy ước đi ra từ cực bắc đi vào từ cực nam

B sai vì đường sức từ ở phía dưới có chiều ngược với đường sức từ phía trên.

C sai vì chiều đường sức từ ở cả hai cực đều biểu diễn đi vào.

E sai vì ở hai cực N của cả hai thanh nam châm, đường sức từ đều phải đi ra.

G, H sai vì đường sức từ phải đi ra từ cực bắc đi vào ở cực nam.

Bài 15.5 trang 36 sách bài tập KHTN 7: Hình 15.1 là hình ảnh từ phổ của hai thanh nam châm có hai cực khác tên đặt cạnh nhau. Hãy vẽ đường sức từ đi qua điểm A và điểm B (Sử dụng quy ước vẽ chiều đường sức giống như đối với thanh nam châm).

Lời giải:

Đường sức từ có chiều quy ước là đi ra từ cực bắc (N) và đi vào cực nam (S).

Hình 15.1 là hình ảnh từ phổ của hai thanh nam châm có hai cực (ảnh 1)

Bài 15.6 trang 36 sách bài tập KHTN 7: Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Xung quanh nam châm có từ trường của nam châm đó.

B. Ở hình ảnh từ phổ của nam châm, nơi nào mạt sắt dày thì từ trường mạnh, nơi nào mạt sắt thưa thì từ trường yếu hơn.

C. Trong từ trường của nam châm, nơi nào từ trường mạnh thì lực từ mạnh, nơi nào từ trường yếu hơn thì lực từ yếu hơn.

D. Trong từ trường của nam châm, nơi nào từ trường yếu thì đường sức từ dày, nơi nào từ trường mạnh hơn thì đường sức từ thưa hơn.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

D sai vì trong từ trường của nam châm, nơi nào từ trường yếu thì đường sức từ thưa, nơi nào từ trường mạnh hơn thì đường sức từ dày hơn.

Lời giải Sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 15: Từ trường Cánh diều hay khác:

Xem thêm lời giải Sách bài tập Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều hay, ngắn gọn khác: