Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 52 Cánh diều
Với Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 52 trong Bài 23: Trao đổi khí ở sinh vật Sách bài tập KHTN lớp 7 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập trong SBT KHTN 7 trang 52.
Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 52 Cánh diều
Bài 23.12 trang 52 sách bài tập KHTN 7: Khẳng định nào sau đây là đúng?
(1) Cơ quan hô hấp của côn trùng là ống khí.
(2) Sự trao đổi khí diễn ra thông qua các ống khí của côn trùng.
A. Chỉ (1) đúng.
B. Chỉ (2) đúng.
C. Cả (1) và (2) đều đúng.
D. Cả (1) và (2) đều sai.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Ở côn trùng (ví dụ châu chấu,…), sự trao đổi khí diễn ra qua hệ thống ống khí. Hệ thống ống khí bao gồm nhiều hệ thống ống nhỏ, phân nhánh tiếp xúc với tế bào của cơ thể và thông ra ngoài nhờ các lỗ thở.
Bài 23.13 trang 52 sách bài tập KHTN 7: Quá trình trao đổi khí ở phổi diễn ra ở
A. phế nang.
B. phế quản.
C. màng phổi.
D. tiểu phế quản.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Quá trình trao đổi khí ở phổi diễn ra ở phế nang. Nhờ có số lượng các phế nang lớn làm tăng diện tích trao đổi khí, đảm bảo hiệu quả trao đổi khí ở những loài hô hấp bằng phổi.
Bài 24.1 trang 52 sách bài tập KHTN 7: Chọn phương án đúng.
Vai trò quan trọng nhất của nước đối với cơ thể sống là gì?
A. Tất cả các sinh vật đều cần nước để hòa tan các chất trong tế bào.
B. Tất cả các sinh vật đều cần nước làm nguồn năng lượng.
C. Tất cả các sinh vật đều cần nước để luôn sạch sẽ.
D. Tất cả các sinh vật đều cần nước để vận chuyển các chất trong tế bào và mô.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Vai trò quan trọng nhất của nước đối với cơ thể sống là tất cả các sinh vật đều cần nước để vận chuyển các chất trong tế bào và mô.
Bài 24.2 trang 52 sách bài tập KHTN 7: Chất nào sau đây hòa tan được trong nước?
A. Muối ăn.
B. Dầu ăn.
C. Mỡ.
D. Cát.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
- Muối ăn hòa tan được trong nước.
- Dầu ăn, mỡ, cát đều không tan trong nước.
Bài 24.3 trang 52 sách bài tập KHTN 7: Khẳng định nào sau đây là không đúng về hàm lượng nước trong cơ thể người?
A. Nước là thành phần có hàm lượng lớn nhất trong cơ thể người.
B. Tổng lượng nước trong cơ thể trung bình bằng 60 – 70% trọng lượng cơ thể.
C. Hàm lượng nước của các cơ quan khác nhau dao động từ 10% trong mô mỡ đến 83% trong máu.
D. Tim là cơ quan chứa hàm lượng nước lớn nhất trong cơ thể người.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
A. Đúng. Nước là thành phần có hàm lượng lớn nhất trong cơ thể người, khoảng 70% khối lượng của cơ thể là nước.
B. Đúng. Tổng lượng nước trong cơ thể trung bình bằng 60 – 70% trọng lượng cơ thể.
C. Đúng. Hàm lượng nước của các cơ quan khác nhau dao động từ 10% trong mô mỡ đến 83% trong máu.
D. Sai. Tim không phải là cơ quan chứa hàm lượng nước lớn nhất trong cơ thể người. Theo H.H. Mitchell, Tạp chí Hóa học sinh học 158, não và tim có 73% là nước và phổi là khoảng 83%, da chứa 64%, cơ bắp và thận là 79% còn xương là 31%.
Bài 24.4 trang 52 sách bài tập KHTN 7: Số nhóm chất dinh dưỡng cung cấp năng lượng là
A. 3 nhóm.
B. 5 nhóm.
C. 6 nhóm.
D. 8 nhóm.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Có 3 nhóm chất dinh dưỡng cung cấp năng lượng là carbohydrate, protein, lipid. Trong đó, carbohydrate là nhóm chất dinh dưỡng cung cấp năng lượng chính; protein là nhóm chất dinh dưỡng tham gia cung cấp năng lượng; lipid là nhóm chất dinh dưỡng cung cấp và dự trữ năng lượng.
Bài 24.5 trang 52 sách bài tập KHTN 7: Sữa, phô mai và sữa chua thuộc nhóm thực phẩm nào sau đây?
A. Thịt động vật.
B. Chất bột đường.
C. Sản phẩm từ sữa.
D. Chất xơ.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Sữa, phô mai và sữa chua thuộc nhóm thực phẩm là sản phẩm từ sữa. Trong đó:
- Sữa là sữa của các loại động vật như bò, dê, cừu,... được vắt trực tiếp; sau đó có thể được tiệt trùng hay khử trùng bởi các thiết bị xử lí nhiệt.
- Phô mai là thực phẩm làm bằng cách kết đông và lên men từ sữa của bò, trâu, hoặc các loại động vật có vú khác.
- Sữa chua là sữa động vật được cho lên men với các chủng vi khuẩn có lợi cho đường ruột (Lactobacillus bulgaricus và Streptococcus thermophilus). Các lợi khuẩn chuyển hóa sữa thành lactic, tạo ra độ chua hấp dẫn.
Lời giải SBT KHTN 7 Bài 23: Trao đổi khí ở sinh vật Cánh diều hay khác: