X

SBT Lịch sử 7 Kết nối tri thức

SBT Lịch sử 7 trang 18 Kết nối tri thức


Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải SBT Lịch sử 7 trang 18 hay nhất. Hy vọng rằng với lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng nắm được cách làm bài tập trang 18 Sách bài tập Lịch sử 7.

Giải SBT Lịch sử 7 trang 18 Kết nối tri thức

Bài tập 2 trang 18 SBT Lịch sử 7: Có nhận định cho rằng:“Xã hội Trung Quốc dưới thời Đường đạt đến sự phồn thịnh”. Em hãy lấy dẫn chứng trong SGK và tìm hiểu thêm từ sách, báo, internet để chứng minh cho nhận định đó.

Lời giải:

- Những dẫn chứng chứng tỏ sự phồn thịnh của xã hội Trung Quốc dưới thời Đường:

+ Bộ máy nhà nước được hoàn thiện từ trung ương đến địa phương. - Mở các khoa thi để tuyển chọn người tài phục vụ đất nước.

+ Giảm thuế, thực hiện chế độ quân điển, áp dụng nhiều kĩ thuật canh tác mới,.. nhờ vậy nông nghiệp có bước phát triển.

+ Xuất hiện nhiều xưởng thủ công với hàng chục người làm việc.

+ Nhiều thành thị trở nên phồn thịnh. Nhà Đường có quan hệ buôn bán với hầu hết các nước ở Đông Nam Á; “con đường tơ lụa” được phổ biến và phát triển hơn thời kì trước.

+ Văn học đạt được nhiều thành tựu và có ảnh hưởng đến văn học các nước khác, đặc biệt là thơ Đường.

Bài tập 3 trang 18 SBT Lịch sử 7: Khai thác đoạn tư liệu và quan sát hình sau.

Tư liệu: Ở Nam Kinh thời Minh có khoảng 1 triệu người, Bắc Kinh có khoảng 600 nghìn người,... Trong thành phố có nhiều khu vực đặt tên theo nghề thủ công như Nam Kinh có phường Gốm, phường Đồng, phường Sắt,...

Khai thác đoạn tư liệu và quan sát hình sau

a) Em có nhận xét gì về kinh tế thời Minh - Thanh?

b) Em hãy cho biết kinh tế thời Minh - Thanh có điểm gì mới so với thời Đường?

Lời giải:

Yêu cầu a) Nhận xét:

+ Thời Minh - Thanh, các thành thị ở Trung Quốc trở nên phồn thịnh như Nam Kinh, Bắc Kinh,...; Thành thị là nơi tập trung dân cư đông đúc (ở Nam Kinh thời Minh có khoảng 1 triệu người, Bắc Kinh có khoảng 600 nghìn người,...)

+ Các nghề thủ công dân chuyên môn hoá và phát triển (trong thành phố có nhiều khu vực đặt tên theo nghề thủ công như phường Gốm, phường Đồng,...)

=> Những biểu hiện trên đã chứng tỏ kinh tế Trung Quốc thời Minh - Thanh rất phát triển và đã xuất hiện mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa.

Yêu cầu b) Kinh tế thời Minh - Thanh có điểm mới so với thời Đường là: Sự xuất hiện của mầm mống kinh tế tư bản với sự ra đời của nhiều xưởng thủ công tương đối lớn và thuê nhiều nhân công.

Lời giải Sách bài tập Lịch sử lớp 7 Bài 4: Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX Kết nối tri thức hay khác:

Xem thêm lời giải Sách bài tập Lịch sử 7 Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác: