X

SBT Lịch sử 7 Kết nối tri thức

SBT Lịch sử 7 trang 39 - Kết nối tri thức


Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải SBT Lịch sử 7 trang 39 hay nhất. Hy vọng rằng với lời giải chi tiết sẽ giúp các bạn dễ dàng nắm được cách làm bài tập trang 39 SBT Lịch sử 7.

Giải SBT Lịch sử 7 trang 39 Kết nối tri thức

Bài tập 1 trang 39 SBT Lịch sử 7: Hãy lập và hoàn thành bảng thống kê (theo mẫu dưới đây) về những thành tựu văn hoá, giáo dục tiêu biểu của thời Lý.

Hãy lập và hoàn thành bảng thống kê về những thành tựu văn hoá, giáo dục tiêu biểu của thời Lý

Lời giải:

Hãy lập và hoàn thành bảng thống kê về những thành tựu văn hoá, giáo dục tiêu biểu của thời Lý

Bài tập 2 trang 39 SBT Lịch sử 7: Khai thác các đoạn thông tin sau:

- Mùa xuân năm 1938, vua Lý Thái Tông ra Bố Hải Khẩu (Thái Bình) cày tịch điền. Vua đích thân tế Thần Nông rồi tự cày những đường đầu tiên. Có người can rằng: “Đó là công việc của nông phu, bệ hạ việc gì làm thế”. Vua nói: “Trẫm không tự mình cày cấy thì lấy gì làm xôi cúng, lấy gì cho thiên hạ noi theo.

- Năm 1040, vua đã dạy cung nữ dệt được gấm vóc. Sau đó vua xuống chiếu phát hết gấm vóc của nước Tống ở trong kho để may áo ban cho các quan... để tỏ ra vua không dùng gấm vóc nước Tống nữa.

Em hãy

a) Em có nhận xét gì về chính sách của nhà Lý về nông nghiệp, thủ công nghiệp?

b) Những chính sách đó có tác dụng gì?

Lời giải:

Yêu cầu a) Nhận xét: Nhà Lý rất chú trọng phát triển nông nghiệp, thủ công nghiệp bằng việc thực hiện nhiều biện pháp như: cày ruộng tịch điền, thi hành chính sách “ngụ binh ư nông"; dạy cung nữ dệt gấm vóc,...

Yêu cầu b) Tác dụng:Những chính sách đó đã thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp phát triển. Nhờ đó, nhiều năm mùa màng bội thu, trong nước đã tự sản xuất được nhiều loại gấm vóc đẹp, chất lượng tốt không thua kém gì gấm vóc của nhà Tống.

Bài tập 3 trang 39 SBT Lịch sử 7: Em hãy tìm hiểu và lí giải vì sao Lý Công Uẩn lại được tôn lên làm vua sau khi vua Lê Long Đĩnh mất.

Lời giải:

- Lý Công Uẩn là người có học vấn, thông minh và tài đức. Ông làm quan trong triều Tiên Lê đến chức Điện tiền Chỉ huy sứ, chỉ huy cấm quân,... Khi Lê Long Đĩnh mất, giới sư sãi và đại thần đã tôn ông lên làm vua.

Bài tập 4 trang 39 SBT Lịch sử 7: So sánh và cho biết tổ chức nhà nước thời Lý Có điểm gì khác so với thời Đinh - Tiền Lê. Qua đó chứng tỏ điều gì về tổ chức nhà nước thời Lý?

Lời giải:

- So sánh:

So sánh và cho biết tổ chức nhà nước thời Lý Có điểm gì khác so với thời Đinh - Tiền Lê

- Nhận xét: Tổ chức nhà nước thời Lý được kiện toàn và hoàn thiện hơn so với thời Đinh – Tiền Lê

Bài tập 5 trang 39 SBT Lịch sử 7:

a) Em hãy trình bày ý nghĩa của việc xây dựng Văn Miếu - Quốc Tử Giám, qua đó thể hiện truyền thống nào của dân tộc?

b) Liên hệ và cho biết hiện nay có những hoạt động nào vẫn được tổ chức tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám thể hiện sự kế tục truyền thống tốt đẹp của dân tộc?

Lời giải:

Yêu cầu a) Việc xây dựng Văn Miếu - Quốc Tử Giám đánh dấu bước phát triển mới của văn hoá - giáo dục Đại Việt thời Lý. Thể hiện truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo, tôn vinh giáo dục của dân tộc.

Yêu cầu b) Một số hoạt động vẫn được tổ chức tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám:

+ Ngày hội đọc sách

+ Lễ phong hàm Giáo sư

+ Lễ tuyên dương Thủ khoa, khen thưởng học sinh giỏi

+ Tổ chức cuộc thi Trạng nguyên ngỏ tuổi

+ Triển lãm về tài liệu lưu trữ,…

Lời giải sách bài tập Lịch sử lớp 7 Bài 11: Nhà Lý xây dựng và phát triển đất nước (1009 - 1225) Kết nối tri thức hay khác:

Xem thêm lời giải Sách bài tập Lịch sử 7 Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác: