SBT Ngữ văn 10 Bài tập ôn tập trang 39,40,41 - Cánh diều


Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 10 Bài tập ôn tập trang 39,40,41 sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 10.

Giải SBT Ngữ văn 10 Bài tập ôn tập trang 39,40,41 - Cánh diều

Câu 1 trang 39 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Đánh dấu SBT Ngữ văn 10 Bài tập ôn tập trang 39,40,41 - Cánh diều vào ô trống ở cột thể loại và kiểu văn bản trong bảng sau cho phù hợp với các văn bản đọc hiểu ở SGK Ngữ văn 10, tập hai:

SBT Ngữ văn 10 Bài tập ôn tập trang 39,40,41 - Cánh diều

Trả lời:

SBT Ngữ văn 10 Bài tập ôn tập trang 39,40,41 - Cánh diều

Câu 2 trang 40 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Ghi số thứ tự văn bản đọc hiểu ở SGK Ngữ văn 10, tập hai đã nêu trong câu vào các ô trống ở cột phải sao cho phù hợp với thể loại và kiểu văn bản ở cột trái trong bảng sau:

SBT Ngữ văn 10 Bài tập ôn tập trang 39,40,41 - Cánh diều

Trả lời:

SBT Ngữ văn 10 Bài tập ôn tập trang 39,40,41 - Cánh diều

Câu 3 trang 41 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: (Câu 3, SGK) Nêu đặc điểm chung về nội dung và hình thức của các văn bản thơ được học trong sách Ngữ văn 10, tập hai. Phân tích ý nghĩa của những nội dung chủ đề đặt ra trong các bài thơ được học. Xác định những điểm cần chú ý về cách đọc hiểu các văn bản thơ này.

Trả lời:

- Sách Ngữ văn 10, tập hai học về thơ ở Bài 7 với thể loại thơ tự do. Bài 7 nhằm đáp ứng yêu cầu cần đạt: “Phân tích và đánh giá được giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố trong thơ như từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, đối, chủ thể trữ tình, nhân vật trữ tình.” và phản ánh được thành tựu văn học dân tộc, nhân loại cần chú ý cả thơ xưa và nay. Bài 7 sách Ngữ văn 10 hướng dẫn các em đọc một số bài thơ trữ tình Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám 1945. Đó là các bài thơ Đất nước (Nguyễn Đình Thi); Lính đảo hát tình ca trên đảo (Trần Đăng Khoa); Mùa hoa mận (Chu Thùy Liên); Đi trong hương tràm (Hoài Vũ); tự đánh giá với bài Khoảng trời, hố bom (Lâm Thị Mỹ Dạ).

- Về nội dung, mỗi bài thơ có một nội dung riêng. Tuy nhiên, nếu cần khái quát có thể thấy điểm chung của các văn bản thơ này tập trung nói lên những suy nghĩ và tình cảm thiết tha, sâu nặng của tác giá về đất nước, con người Việt Nam trong kháng chiến chống thực dân Pháp đến kháng chiến chống Mỹ cứu nước và cả những cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới sau này. Bài thơ Đất nước (Nguyễn Đình Thi) là niềm xúc động, vui sướng, tự hào của tác giả trước đất trời giải phóng sau chiến thắng Điện Biên Phủ. Lính đảo hát tình ca trên đảo (Trần Đăng Khoa) viết về các chiến sĩ Trường Sa với giọng thơ tinh nghịch, tếu táo mà chan chứa tình cảm mến yêu, trân trọng hết mực của tác giá với những người lính đảo. Mùa hoa mận (Chu Thuỳ Liên) thể hiện một cách tế nhị, kín đáo về tình yêu và lòng tự hào của tác giả về quê hương trong những ngày xuân. Bài thơ Đi trong hương tràm Hoài Vũ) là tình cảm thiết tha, sâu lắng về tình yêu lứa đôi gắn chặt với tình yêu quê hương, đất nước. Khép lại chùm thơ này là bài thơ Khoảng trời, hố bom (Lâm Thị Mỹ Dạ), ca ngợi lòng dũng cảm, sự hi sinh cao cả của những nữ thanh niên xung phong “Lấy tình yêu Tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa / Đánh lạc hướng thù, hứng lấy luồng bom...”.

- Về hình thức, tất các các văn bản thơ học ở bài này đều viết theo thể thơ tự do với cách sử dụng vần, nhịp điệu, từ ngữ hình ảnh, số lượng từ trong mỗi dòng thơ,... rất tự đo, linh hoạt.

- Đọc hiểu các bài thơ này, vừa chú ý đến các yêu cầu đọc thơ nói chung, vừa cần chú ý đặc điểm hình thức của thơ tự do vừa nêu ở trên; chỉ ra mối quan hệ và tác dụng của các hình thức biểu đạt ấy trong việc làm nổi bật nội dung mỗi bài thơ.

Câu 4 trang 41 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: (Câu 4, SGK) Nhận xét về đặc điểm của các văn bản nghị luận được học trong sách Ngữ văn 10, tập hai. Phân tích yêu cầu và ý nghĩa của việc đọc hiểu các văn bản nghị luận ấy.

Trả lời:

- Văn bản nghị luận được học ở Bài 8 gồm hai bài nghị luận xã hội: Bản sắc là hành trang (Nguyễn Sĩ Dũng) và Đừng gây tổn thương (Ca-ren Ca-xây); hai bài nghị luận văn học gồm Gió thanh lay động cành cô trúc (Chu Văn Sơn) và “Phép mầu” kì diệu của văn học (Nguyễn Duy Bình) trong phần Tự đánh giá.

Có thể thấy bài nghị luận xã hội thứ nhất (Bản sắc là hành trang - Nguyễn Sĩ Dũng) tập trung vào chủ đề vai trò và ý nghĩa của bản sắc dân tộc trong thời kì hội nhập - một vấn đề rất lớn lao và có ý nghĩa toàn cầu. Vấn đề thứ hai lại liên quan đến cá nhân mỗi người: đó là trong cuộc sống đừng gây tổn thương cho bất kì ai (Đừng gây tổn thương - Ca-ren Ca-xây). Các bài nghị luận văn học hướng đến hai yêu cầu lớn: a) Phân tích giá trị của văn bản thơ được học trong sách Ngữ văn 10 và b) Bàn luận về vai trò, ý nghĩa, tác dụng,... của văn chương.

- Các văn bản nghị luận xã hội nhằm gắn kết HS với các vấn đề nóng bỏng của xã hội, dân tộc và quốc tế; gắn trang sách vào cuộc sống và đưa cuộc sống vào trang sách; và để giáo dục tư tưởng, phát triển phẩm chất. Các bài nghị luận văn học nhằm đáp ứng yêu cầu cần đạt của Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn: “Nêu được ý nghĩa hay tác động của tác phẩm văn học đối với quan niệm, cách nhìn, cách nghĩ và tình cảm của người đọc”; cũng tức là các em cần biết mối quan hệ giữa tác phẩm văn học và người đọc qua văn bản “Pháp mầu” kì diệu của văn học.

Văn bản Gió thanh lay động cành cô trúc (Chu Văn Sơn) phân tích bài thơ Thu vịnh của Nguyễn Khuyến chính là để phục vụ yêu cầu tích hợp dọc giữa các bài trong sách Ngữ văn 10 (bộ Cánh Diều) liên quan đến bài đọc hiểu Thu điếu đã học. Vì thế, học bài này nhằm tới hai mục đích: rèn luyện cách đọc một văn bản nghị luận văn học và kết hợp ôn lại những tác phẩm đã đọc hiểu ở các bài trước.

Câu 5 trang 41 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: (Câu 5, SGK) Trình bày cấu trúc của bài Thơ văn Nguyễn Trãi bằng một sơ đồ. Nêu các nội dung chính của văn bản Nguyễn Trãi - Cuộc đời và sự nghiệp. Nhận xét về các tác phẩm của Nguyễn Trãi (nội dung và hình thức thể loại) được học trong bài này.

Trả lời:

SBT Ngữ văn 10 Bài tập ôn tập trang 39,40,41 - Cánh diều

- Nhận xét về các tác phẩm của Nguyễn Trãi (nội dung và hình thức thể loại) được học trong bài này.

+ Về Bình Ngô đại cáo: ghi đậm giá trị văn chương ở sự sáng tạo hình tượng và hình ảnh trong tác phẩm, chính nhờ yếu tố này mà chủ nghĩa yêu nước, tinh thần nhân văn sâu sắc trong văn bản có sức lay động mạnh mẽ, sự trường tồn bất diệt theo thời gian và trong lòng người.

+ Về Bảo kính cảnh giới – Bài 43: Bài thơ không chỉ vẽ nên vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên ngày hè mà còn là tâm hồn chan chứa tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân dân, đất nước tha thiết của tác giả. Về nghệ thuật, bài thơ có từ ngữ giản dị, giàu sức biểu cảm, hình ảnh thơ gần gũi, bình dị. Đồng thời, bài thơ sử dụng câu thơ lục ngôn tạo nên sự thay đổi âm điệu, có hiệu quả to lớn trong việc thể hiện cảm xúc, mong ước của tác giả.

Câu 6 trang 41 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Sách Ngữ văn 10, tập hai yêu cầu rèn luyện viết những kiểu văn bản nào? Chỉ ra các yêu cầu giống và khác nhau khi viết các kiểu văn bản này.

Trả lời:

Sách Ngữ văn 10, tập 2 yêu cầu rèn luyện viết những kiểu văn bản:

SBT Ngữ văn 10 Bài tập ôn tập trang 39,40,41 - Cánh diều

Các điểm giống và khác nhau khi viết các kiểu văn bản này:

SBT Ngữ văn 10 Bài tập ôn tập trang 39,40,41 - Cánh diều

Câu 7 trang 41 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Phân tích một tác phẩm văn học và giới thiệu (thuyết minh) về tác phẩm ấy giống và khác nhau như thế nào?

Trả lời:

Phân tích một tác phẩm văn học và giới thiệu (thuyết minh) về tác phẩm ấy có những điểm giống nhau, chẳng hạn đều phải nêu được nội dung và nghệ thuật của tác phẩm ấy.  ..

Nhưng cách thức thì khác nhau: phân tích tác phẩm là văn bán nghị luận văn học, còn giới thiệu, thuyết minh tác phẩm ấy là văn bản thông tin. Một bên phân tích tác phẩm theo nhận biết, hiểu và cảm thụ của cá nhân người đọc, có tính chủ quan,... còn nếu thuyết minh thì cần mô tả tác phẩm một cách khách quan...

Câu 8 trang 41 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: (Câu 8, SGK) Nêu một sô vấn đề xã hội mà em thấy có thể viết bài nghị luận để phát biểu ý kiến của mình. Giải thích vì sao đó là vấn đề xã hội cần có ý kiến.

Trả lời:

- Một số vấn đề xã hội mà em thấy có thể viết bài nghị luận để phát biểu ý kiến của mình: 

+ Dịch bệnh COVID-19

+ Bàn về hiện tượng hàng giả, hàng nhái trên thị trường hiện nay

+ Hiện tượng nghiện Facebook

+ Về vấn đề sẻ chia và đồng cảm

+ Vai trò của nguồn nước sạch đối với đời sống con người

+ Nạn bạo hành trẻ em

+ Vấn đề lãng phí thời gian

- Trên đây đều là những vấn đề xã hội cần có ý kiến, đề cập đến những hiện tượng nổi bật, tạo được sự chú ý và có tác động đến đời sống xã hội, gây ra nhiều ý kiến trái chiều và cần được đưa ra bàn luận, phân tích mặt tốt xấu để từ đó đưa ra giải pháp tốt nhất và góc nhìn cá nhân của người viết đến vấn đề nghị luận.

Câu 9 trang 41 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: (Câu 9, SGK) Nêu các nội dung chính được rèn luyện trong kĩ năng nói và nghe ở sách Ngữ văn 10, tập hai. Những nội dung nói và nghe liên quan chặt chẽ với nội dung đọc hiểu và viết như thế nào?

Trả lời:

- Các nội dung chính được rèn luyện trong kĩ năng thuyết trình và thảo luận ở sách Ngữ văn 10, tập hai:

+ Giới thiệu, đánh giá về một tác phẩm truyện

+ Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề

+ Giới thiệu, đánh giá vẻ đẹp của tác phẩm văn học

+ Thuyết trình và thảo luận về một vấn đề xã hội

- Những nội dung thuyết trình và thảo luận liên quan chặt chẽ với nội dung đọc hiểu và viết, những kiến thức thuộc đọc hiểu và viết đều liên quan, có tác dụng phục vụ cho phần nói và nghe: Ví dụ ở bài 5 phần đọc hiểu xoay quanh những tác phẩm truyện ngắn, tiểu thuyết, phần Viết: Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện thì phần Nói và nghe là: Giới thiệu, đánh giá về một tác phẩm truyện

Câu 10 trang 41 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Sách Ngữ văn 10, tập hai, phần tiếng Việt tập trung rèn luyện những nội dung gì?

Trả lời:

Sách Ngữ văn 10, tập hai, phần tiếng Việt tập trung rèn luyện những nội dung:

- Biện pháp tu từ liệt kê.

- Biện pháp tu từ chêm xen.

- Biện pháp tu từ so sánh.

- Các phép liên kết.

Xem thêm các bài giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác: