Hãy tìm và phân tích tác dụng của biện pháp lặp cấu trúc trong các câu thơ


(Bài tập 2, SGK) Hãy tìm và phân tích tác dụng của biện pháp lặp cấu trúc trong các câu thơ, câu văn dưới đây:

Hãy tìm và phân tích tác dụng của biện pháp lặp cấu trúc trong các câu thơ

Câu 2 trang 12 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: (Bài tập 2, SGK) Hãy tìm và phân tích tác dụng của biện pháp lặp cấu trúc trong các câu thơ, câu văn dưới đây:

a)

Trời xanh đây là của chúng ta

Núi rừng đây là của chúng ta

Những cánh đồng thơm mát

Những ngả đường bát ngát

Những dòng sông đỏ nặng phù sa.

(Nguyễn Đinh Thi)

b) Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng.

(Vũ Bằng)

c)

Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắng.

Nếu là hoa, tôi sẽ là một đoá hướng dương.

Nếu là mây, tôi sẽ là một vầng mây ấm.

Là người, tôi sẽ chết cho quê hương.

 (Trương Quốc Khánh)

d) Vậy mà ai ai cũng cho ông là thủ phạm. Vua xa xỉ là vì ông, công khố hao hụt là vì ông, dân gian lầm than là vì ông, man di oán giận là vì ông, thần nhân trách móc là vì ông. Cửu Trùng Đài, họ có cần đâu? Họ dấy nghĩa cốt giết ông, phá Cửu Trùng Đài.

 (Nguyễn Huy Tưởng)

Trả lời:

a) Cấu trúc cú pháp lặp lại trong khổ thơ này là: “Đây X là của chúng ta”; “Những + danh từ + động / tỉnh từ”. Cách lặp lại này có tác dụng làm tăng thêm tính biểu cảm, tính hình tượng và thái độ yêu quê hương đất nước tươi đẹp của tác giả.

b) Cấu trúc củ pháp được lập lại trong đoạn văn này là “mùa xuân của X" (mùa xuân của tôi; mùa xuân của Hà Nội), “có + X” (có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh”...). Cách lập lại này có tác dụng làm tăng thêm tính biểu cảm, tính hình tượng và vẻ tươi đẹp như một bức tranh của mùa xuân Hà Nội.

c) Cấu trúc cú pháp được lặp lại trong khổ thơ này là: “Nếu là X tôi sẽ là Y”. Cách lặp lại này có tác dụng làm tăng thêm tính biểu cảm và tăng tính khẳng định về quyết tâm và tình yêu dành trọn cho quê hương, Tổ quốc.

d) Cấu trúc cú pháp được lặp lại trong đoạn trích này là: “X là vì Y” (“Vua xa xỉ là vì ông, công khổ hao hụt là vì ông, dân gian lầm than là vì ông, man di oán giận là vì ông, thần nhân trách móc là vì ông”). Cách lặp lại này có tác dụng làm tăng thêm tính biểu cảm, tính khẳng định về nguyên nhân gây nên những điều đồi bại.

Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 11 Bài tập tiếng Việt trang 11, 12, 13 hay khác:

Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 11 Cánh diều hay, chi tiết khác: