Các cấu trúc cú pháp được lặp lại trong các ngữ liệu sau có tác dụng gì?


Các cấu trúc cú pháp được lặp lại trong các ngữ liệu sau có tác dụng gì?

Các cấu trúc cú pháp được lặp lại trong các ngữ liệu sau có tác dụng gì?

Câu 3 trang 12 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Các cấu trúc cú pháp được lặp lại trong các ngữ liệu sau có tác dụng gì?

a)

Thương thay thân phận con tằm

Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ

Thương thay lũ kiến li ti

Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mỗi

Thương thay hạc lánh đường mây

Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi

Thương thay con nước giữa trời

Dầu kêu ra máu có người nào nghe.

(Ca dao)

b)

Hạnh phúc là một chiếc lá

Âm thầm nảy lộc đêm đông

 

Buồn đau là một chiếc lá

Rụng trong nhựa ứa mai hồng

 

Nhớ mong là một chiếc lá

Run vô cớ giữa lặng không

 

Hờn ghen là một chiếc lá

Vờ đã tắt gió trong lòng

Cô đơn là một chiếc lá

Lay lắt mãi giữa cành đông

 

Tình yêu chỉ năm chiếc lá

Mà làm thành cả cơn dông.

(Bài hát về năm chiếc lá, Dạ Thảo Phương)

Trả lời:

a) Cấu trúc được lặp lại nhiều trong đoạn trích này là: “Thương thay + X”. Đây là mô típ quen thuộc trong lối diễn đạt của thơ ca dân gian nhằm nhấn mạnh sự biểu cảm chủ thể trữ tình đối với vấn đề thân phận con người.

b) Cấu trúc được lặp lại nhiều trong các khổ thơ là “X là một chiếc lá”, xuất hiện đều đặn đầu mỗi khổ thơ như một dấu hiệu thi pháp biểu đạt trong thơ, qua đó nhấn mạnh chủ đề, tứ thơ của cả bài thơ: hình tượng chiếc lá với nhiều hàm ý đa sắc, đa diện trong đời sống con người. Đó là những trăn trở về hạnh phúc, buồn đau, nhớ mong, cô đơn, tình yêu,... trong cuộc sống.

Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 11 Bài tập tiếng Việt trang 11, 12, 13 hay khác:

Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 11 Cánh diều hay, chi tiết khác: