Dựa vào gợi ý về cách thức đã nêu ở ý b) Tìm ý và lập dàn ý của đề văn Suy nghĩ
Dựa vào gợi ý về cách thức đã nêu ở ý b) Tìm ý và lập dàn ý của đề văn “Suy nghĩ về câu cách ngôn: "Cứ hướng về phía Mặt Trời, bóng tối sẽ ngả sau lưng bạn.", hãy chọn viết: a) mở bài hoặc kết bài; b) câu chuyển đoạn giữa luận điểm giải thích và phân tích trong phần thân bài.
Dựa vào gợi ý về cách thức đã nêu ở ý b) Tìm ý và lập dàn ý của đề văn Suy nghĩ
Câu 3 trang 14 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Dựa vào gợi ý về cách thức đã nêu ở ý b) Tìm ý và lập dàn ý của đề văn “Suy nghĩ về câu cách ngôn: "Cứ hướng về phía Mặt Trời, bóng tối sẽ ngả sau lưng bạn.", hãy chọn viết: a) mở bài hoặc kết bài; b) câu chuyển đoạn giữa luận điểm giải thích và phân tích trong phần thân bài.
Trả lời:
a) Mở bài hoặc kết bài.
b) Câu chuyển đoạn giữa luận điểm giải thích và phân tích trong phần thân bài. Chú ý:
– Mở bài có thể bằng ba cách như sau:
Nêu phản đề |
Người viết nêu lên giả định ngược với điều mình muốn khẳng định, sau đó giới thiệu điều mình muốn khẳng định (chính đề). |
Nêu câu hỏi |
Người viết nêu vấn đề bằng cách đặt ra các câu hỏi trước vấn đề sẽ bàn luận trong bài. |
So sánh |
Người viết so sánh hai hiện tượng, sự vật, sự việc, con người,... Từ đó, dẫn vào vấn đề cần bàn luận. |
– Kết bài có thể chọn một trong ba cách:
Tóm lược vấn đề |
Người viết tóm tắt lại các nội dung đã trình bày ở thân bài. |
Phát triển vấn đề |
Người viết mở rộng thêm vấn đề đã đặt ra trong bài. |
Phối hợp |
Người viết khái quát lại các nội dung đã trình bày ở thân bài, đồng thời mở rộng thêm vấn đề. |
- Câu chuyển đoạn giữa luận điểm giải thích và phân tích trong phần thân bài, cụ thê: Đoạn giải thích câu cách ngôn nhằm trả lời các câu hỏi: “Cứ hướng về phía Mặt Trời, bóng tối sẽ ngả sau lưng bạn” là gì? Tại sao “Cứ hướng về phía Mặt Trời, bóng
tối sẽ ngả sau lưng bạn”? Sau khi giải thích xong, các em phải viết câu chuyển đoạn để chuyện sang đoạn phân tích các biểu hiện của ý kiến ấy.
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 11 Bài tập viết và nói - nghe trang 14 hay khác:
- Câu 1 trang 14 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Kiểu bài nghị luận về một vấn đề xã hội thường có các dạng cụ thể nào? Cho ví dụ về mỗi dạng đó.
- Câu 2 trang 14 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Để viết bài văn nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lí, các em cần chú ý những yêu cầu gì?
- Câu 4 trang 14 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Khi trình bày và nghe trình bày ý kiến đánh giá, bình luận về một tư tưởng, đạo lí trước lớp, người nói và người nghe cần chú ý những gì (về nội dung và hình thức trình bày)?
- Câu 5 trang 14 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Trong kiểm tra và chỉnh sửa việc nói – nghe bài trình bày ý kiến đánh giá, ý bình luận về một tư tưởng, đạo lí, người nói và người nghe cần chú ý những gì?