Viết một đoạn văn để phân tích cái hay của biện pháp đối trong câu đối Tết
Viết một đoạn văn (khoảng 6 – 8 dòng) để phân tích cái hay của biện pháp đối trong câu đối Tết sau đây:
Viết một đoạn văn để phân tích cái hay của biện pháp đối trong câu đối Tết
Câu 4 trang 20 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Viết một đoạn văn (khoảng 6 – 8 dòng) để phân tích cái hay của biện pháp đối trong câu đối Tết sau đây:
Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh
Trả lời:
Dung lượng đoạn văn: từ 6 – 8 dòng.
Nội dung của đoạn văn: Phân tích được cái hay của một câu đối Tết như từ ngữ đối đã chỉnh chưa, bằng trắc, vần điệu đã hài hoà chưa, chủ đề đã phù hợp và có tính văn hoá chưa.
* Đoạn văn mẫu tham khảo:
Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh
Câu đối trên không rõ có từ bao giờ và do ai viết, hoặc ứng khẩu đọc ra. Nhưng cứ mỗi lần Tết đến, xuân sang người Việt Nam không mấy ai là không nhớ đến, nhắc đến 2 vế đối hay và độc đáo này. Bởi xưa cũng như nay việc làm câu đối, viết và treo câu đối đã trở thành một mỹ tục của nhân dân ta, cả ở thành thị lẫn ở nông thôn. Hơn thế nữa câu đối “Thịt mỡ, dưa hành… cây nêu, tràng pháo…” dù chỉ gồm có 2 câu song thất với 14 chữ, 6 danh từ mà đã gói gọn và phản ánh được rất nhiều phương diện, rất nhiều nét đẹp của cái Tết cổ truyền Việt Nam. Ngày Xuân, đọc lại một câu đối quen thuộc, chúng ta nhận ra bao vẻ đẹp của Tết Nguyên đán cổ truyền. Đằng sau những bánh chưng, thịt mỡ, dưa hành, câu đối, tràng pháo, cây nêu là bóng dáng của cả một nền văn hóa nông nghiệp lúa nước- một nền văn hóa có bề dày hàng ngàn năm lịch sử trên dải đất Việt Nam. Dĩ nhiên Tết cổ truyền nước ta không chỉ có những thứ ấy. Nhưng cũng chỉ cần nói tới mấy thứ sản vật và phong tục ấy thôi, chúng ta đã thấy được bao nét đặc sắc, độc đáo của sinh hoạt lễ tết ở nước ta.
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 11 Bài tập tiếng Việt trang 19, 20 hay khác:
- Câu 1 trang 19 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Xác định từ ngữ đối và kiểu đối trong các ngữ liệu sau:
- Câu 2 trang 19 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: (Bài tập 2, SGK) Tìm biện pháp đối trong đoạn thơ dưới đây (trích Truyện Kiều của Nguyễn Du). Biện pháp đối trong đoạn trích giúp người đọc hình dung về hai chị em Thuý Vân, Thuý Kiều như thế nào?
- Câu 3 trang 20 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: (Bài tập 3, SGK) Biện pháp đối được vận dụng trong các đoạn văn sau như thế nào? Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đó.