SBT Văn 11 Nỗi niềm tương tư - Cánh diều
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải sách bài tập Văn 11 Nỗi niềm tương tư sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 11.
Giải SBT Văn 11 Nỗi niềm tương tư - Cánh diều
Câu 1 trang 10 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Truyện Bích Câu kì ngộ thuộc loại truyện thơ nào?
A. Truyện thơ Nôm bình dân
B. Truyện thơ Nôm bác học
C. Truyện thơ dân gian
D. Truyện thơ hiện đại
Trả lời:
Đáp án B
Câu 2 trang 10 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Trường hợp nào dưới đây không sử dụng điển cố?
A. Giấc hoè
B. Cầu hoàng
C. Sóng Tương
D. Rượu đào
Trả lời:
Đáp án D
Trả lời:
Những cử chỉ, hành động của Tú Uyên cho thấy chàng đang sống trong tâm trạng tương tư:
- Trước hết, cần hiểu tương tư là trạng thái tình cảm nhớ thương, mong muốn được gặp mặt người mình yêu. Người sống trong tâm trạng tương tự thưởng nhỏ nhung, buồn phiền đến héo hắt. Nhà thơ Nguyễn Bính gọi “Tương tư là bệnh của trời”. “Căn bệnh” này thưởng âm thầm, khó bày tỏ với ai và “thuốc” chữa “bệnh” tương tư là cho được thoả niềm mong ước gặp mặt người mình yêu.
– Tú Uyên sống trong tâm trạng tương tư và điều này được bộc lộ qua cử chỉ hành động của chàng.
+ Ngơ ngẩn ra về sau khi gặp người đẹp Giáng Kiều.
+ Luôn buồn phiền, khổ não trong nỗi nhớ Giáng Kiều nhìn sự vật tự nhiên cũng vương vấn nỗi sầu thương nhớ: “Bướm kia vương lấy sầu hoa / Đoạn tương tư ấy nghĩ mà buồn tênh!”; gảy đàn thì khúc âm thanh cũng buồn trong nỗi nhớ người đẹp: “Có khi gãy khúc đàn tranh / Nước non ngao ngán ra tình hoài nhân”; nâng chén rượu cũng cảm thấy hương vị của sự nhớ thương: “Như xông mùi nhớ, lại gây giọng tinh”; thức suốt đêm, khi lắng nghe tiếng mõ, tiếng chuông niệm Phật, nhìn bóng trăng tàn, hay khi buổi sớm nghe tiếng chim hót, lúc về khuya nhìn cánh nhạn bay, ... đều sống trong tâm trạng nhớ thương, mong đợi.
+ Mong muốn da diết được gặp lại người đẹp: “Vui xuân chung cảnh một trời". Khi chưa được gặp nhau thì nỗi sầu buồn càng thêm khổ não: “Sầu xuân riêng nặng
một người tương tư”.
Trả lời:
Biện pháp nghệ thuật nổi bật trong đoạn trích có tác dụng trong việc diễn tả tâm trạng nhân vật.
– Biện pháp nghệ thuật:
+ Sử dụng những ẩn dụ, dùng hình ảnh thiên nhiên để thể hiện tình cảm lứa đôi, nỗi niềm tưởng nhớ: bướm – hoa (“Bướm kia vương lấy sầu hoa”).
+ Sử dụng những điển cố nói về tình yêu: cầu Hoàng, Tương Như – Trác Văn Quân, sông Tương (hay sóng Tương).
+ Lời kể của tác giả thể hiện tâm trạng nhân vật. Có khi lời tác giả đan xen lời nhân vật với hình thức lời độc thoại nội tâm.
- Tác dụng của biện pháp nghệ thuật: thể hiện một cách tinh tế, kín đáo tính cảm lứa đôi (biện pháp nghệ thuật ẩn dụ); bộc lộ nỗi niềm yêu thương, gắn kết một cách cô đọng, hàm súc theo đặc trưng của văn học trung đại “ý tại ngôn ngoại” (biện pháp nghệ thuật sử dụng điển cố); nhập thân vào nhân vật để miêu tả cảm xúc âm thầm mà da diết của nhân vật (lời tác giả mang giọng điệu, cảm xúc bên trong của nhân vật).
Trả lời:
Đặc điểm nổi bật của truyện thơ Nôm là sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình được thể hiện qua đoạn trích Nỗi niềm tương tư.
- Xem lại Kiến thức ngữ văn, phần Truyện thơ Nôm để nắm được đặc điểm của thể loại văn học này về yếu tố tự sự và trữ tình, về kết cấu, nhân vật, ngôn ngữ.
- Do truyện thuộc thể loại tự sự lại được viết bằng thơ nên đậm chất trữ tình.
+ Những biểu hiện của yếu tố tự sự: kể về sự kiện Tú Uyên sau ngày xuân đi chơi hội gặp Giáng Kiều, khi trở về chàng tương tự người đẹp; miêu tả cử chỉ, hành động của Tú Uyên với “Nỗi nàng canh cánh nào khuây”.
+ Những biểu hiện của yếu tố trữ tình: âm điệu, vần điệu của câu thơ lục bát khi nhẹ nhàng, đằm thắm, cân xứng nhịp nhàng, khi đối lập tương phản thể hiện những cung bậc, sự đa dạng của tâm trạng nhớ mong. Truyện viết bằng thơ, nhân vật dễ bộc lộ tâm trạng với những nỗi niềm, cảm xúc, suy tư. Với hình thức thơ để kể chuyện, tác giả dễ bộc lộ thái độ, cảm xúc của chính mình đối với nhân vật, sự kiện.
Lần trăng ngơ ngẩn ra về,
Đèn thông khêu cạn, giấc hòe chưa nên.
Nỗi nàng canh cánh nào quên,
Vẫn còn quanh quẩn người tiên khéo là.
(Bích Câu kì ngộ)
Chàng Kim từ lại thư song
Nỗi nàng canh cánh bên lòng biếng khuây
Sầu đông càng lắc càng đầy,
Ba thu dọn lại một ngày dài ghê.
(Truyện Kiều)
Trả lời:
– Điểm tương đồng:
+ Sau khi gặp gỡ người đẹp trở về.
+ Da diết không nguôi nỗi niềm tưởng nhớ: “Nỗi nàng canh cánh nào quên” (Tú Uyên), “Nỗi nàng canh cánh bên lòng biểng khuây” (Kim Trọng).
+ Cảm nhận độ dài của thời gian trong nhớ mong, chờ đợi.
– Điểm khác biệt:
+ Tú Uyên: tương tư dẫn đến tâm trạng ngẩn ngơ, thức thâu đêm, chong đèn nhớ về người đẹp.
+ Kim Trọng; tưởng tư dẫn đến tâm trạng sâu buồn, nỗi buồn nhớ ngày càng tránh dâng. “Sầu đông càng lúc căng đầy”, không cảm nhận thời gian khách quan mà cảm
nhận thời gian bằng tâm trạng: “Ba thu dọn lại một ngày dài ghê”.
- Kết luận chung:
+ Cả hai tác giả đều miêu tả đúng, sâu sắc tâm trạng tương tự
+ Mỗi tác giả có sự tinh tế riêng khi khắc hoạ tâm trạng nhân vật.
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 11 Bài 1: Thơ và truyện thơ hay khác: